Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038
 
 DƯ ĐỊA CHÍ XÃ CẨM BÌNH

Lịch sử hình thành và phát triển

  1. Sự thay đổi tền Làng - Xã Qua các thời kỳ lịch sử (Thời phong kiến, thời pháp thuộc trước cách mạng tháng 8 năm 1945).

Lịch sử hình thành và phát triển của các làng, bản của xã Cẩm Bình gắn liền với sự hình thành và phát triển của huyện Cẩm Thủy. Theo cuốn "Tên làng, xã Thanh Hóa tập II" có ghi:

Thời thuộc hán về trước, đây là vùng rừng núi đại ngàn, dân cư thưa thớt. Là vùng đất thuộc huyện Đô Lung, về sau ghép vào huyện Vô Biên ... Thời Đinh, Lê, Lý, miền đất này thuộc huyện Cử Long, thời Trần, Hồ gọi là Lạc Thủy.

Thời Lê, Lê sơ vẫn gọi là huyện Lạc Thủy, niên hiệu Thiệu Bình (Thái Tông 1434) và Diên Ninh (Nhân tông 1954) đổi làm huyện Ba Long rồi đổi lại Đa Cẩm. Đến thời Lê Quang Thuận (Thái Tông 1460 - 1469) Đổi lên là huyện Cẩm Thủy, tên gọi Cẩm Thủy có từ đây. Thời Pháp thuộc xã hội Việt Nam là xã hội phong kiến, nửa thuộc địa. Dưới triều nguyễn (Gia Long) năm thứ nhất 1802 đến năm 1934, xã Cẩm Bình ngày nay thuộc tổng Gia Dụ huyện Cẩm Thủy phủ Thiệu Thiên, sau năm 1934 cùng với Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy lệ vào phủ Quảng Hóa, Trấn Thanh Hoa, cho đến năm trước cách mạng tháng 8 năm 1945 khởi đầu là nhân dân của 3 Mường, 10 làng nhập lại đó là:

- Mường Deenh (Danh): phía Đông Nam của xã gồm 4 làng là: Làng Săm, Làng Sổ, làng Sẻ, Làng Vinh.

- Mường Bình Điện (Bằng địa sách): phía Đông Bắc cuả xã gồm 3 làng là: làng Rạch, làng Song, làng Thác.

- Mường Phấm (Sấm):  phía Tây Bắc của xã gồm 3 làng: Làng Chợ, làng Tô, làng Xanh.

Trừ 2 làng, làng Tô và làng Rạch về định cư khá muộn (Vào khoảng thế kỷ XVIII), còn lại 8 làng là: Làng Vinh, làng Săm, làng Sổ, làng Sẻ, làng Song, lang Thác, làng Xanh, làng Chợ nhân dân đã định cư ít nhât hàng nghìn năm. Có các căn cứ sau để xác định:

Một là tiếng nói - Dân tộc Mường phát âm của Mường Cẩm Bình là thống nhất, tương đồng, ngắn ngọn, thô, cứng "Nặng", ít phụ âm là tiếng của người mường dưới, khác với phát âm của người Mường Thạch Lẫm (Mường trên), khác với người mường Voong (Mường ngoài), khác với người Mường Dồ (Mường trong).

Hai là Căn cứ vào 2 khu nghĩa địa cổ với cách táng thức khá đặc biệt ở Đống Ình của Mường Deenh (Danh) và Đống lại của làng Xanh với hàng chục ngôi mộ cổ (Hiện không còn nguyên vẹn).

Ba là qua việc phát lệ của các cổ vật trong quá trình canh tác của nhân dân 3 Mường như 2 Trống đồng ở làng Vinh vào các năm (1978 - 1979), 2 trống đồng ở làng Chợ vào các năm (1997 - 1998), 1 trống đồng ở khu cầu đất làng Săm năm 1999 và 1 trống đồng ở bờ sông khu vực làng Xanh, cùng giáp cổ tay và mũi giáo bằng đồng ở chân núi đá Màng làng sổ, chậu bạc, ấm bạc ở khấm bán làng Săm, cùng thống sừ ở làng Rạch, Bình vôi, bát, đĩa, xứ men đời lý - Trần ... ở đống lại làng Xanh. Tuy nhiên trong 3 Mường thì Mường Deenh (Danh) thuộc xã Thúy Thượng xưa là quy mô, đông đúc hơn cả.

+ Mường Deenh xưa có 4 làng là:

 Làng Săm, Sổ, Sẻ, Vinh. Sở dĩ Mường có tên là Mương Deenh là bởi vì Mường này nhân dân lợp nhà sàn bằng cỏ Tranh Xăng, tuy nhiên những nhà khó, nghèo không có đủ Tranh Xăng thì vẫn phải lợp bằng cỏ Deenh một loại cỏ cùng họ với Tranh Xăng, mọc tự nhiên rộng khắp, dồi dào nhưng kém bền vững hơn Tranh Xăng. Mường Deenh để phân biệt với Mường phấm và các Mường Bứa, Mường Trám, Mường khô phía tây (Mường trên) là những Mường lợp nhà bằng lá cọ (Lá Mùn), đặc điểm đó ngày nay còn khá rõ. Từ Cốc - Vàn Mường phấn trở lên ta vẫn gặp khá nhiều đồi cọ, ngược lại xuống đến Sổ, Sẻ ta chỉ gặp mỗi làng vài cây mang tính cảnh trí mà thôi.

 Mường Deenh là một Mường lớn, đứng đầu Mường là một ông Cun - Cun Deenh, tương đương vị trí ông tạo (Đạo Mường), dưới Cun là các tổ chức lý dịch cơ sở ngoài lý trưởng còn có các vị ngũ hương gồm Hương Ba, Hương Bản, Hương Kiểm, Hương Mục và Hương Dịch ông Cun Deenh là người dòng họ phạm văn con cháu của vị thần thành hoàng làng. Phạm Côn được thờ trong ngôi Đình làng Sổ (Đình đã bị tháo dỡ vào năm 1952). Song linh vị và 4 sắc phong hiện vẫn còn lưu chữ tại nhà ông Phạm Xuân Kính, nền móng khu đình vẫn còn đến nay. Thửa khai cơ lập địa Mường Deenh chỉ có 2 làng là làng Vinh và làng Sổ, trong đó làng sổ là đông đúc và quy mô nhất.

Làng sổ: xưa với làng Săm, làng Sẻ vốn là một khởi nguồn lập làng ven bờ nam sông mã giang, cách quốc lộ 217 ngày nay khỏang 1 km về phía đông Bắc. Cư trú thành 3 tròm là: Khấm Pán (Ván); Cầu Dỏ; Mổ Trảy. Vào khoảng thế kỷ thứ XV những trận lụt lớn, sông mã đổi dòng dữ dôi, xói lở đất đai chia cắt chòm, bản người dân không thể an cư nên chuyển vào chân núi Hạc Sơn (Đồi Rè) định cư ở 3 khu vực như hiện nay, phía Tây là làng Sẻ, phía Nam là lang Săm, ở giữa là làng Sổ. Buổi đầu làng Sổ gồm 5 chòm đó là Chòm Ngọc (Chòm cò ngọc nước - mó nước), Chòm trảy (Cò bụi, cây trảy - một dạng tre), Chòm khế (Có cây khế to), chòm sống (Có cây sống to - cây tai chua), Chòm Sổ (Có cây sổ cổ thụ). Trải qua quá trình phát triển của các Chòm và thay đổi của các cây cổ thụ, chỉ còn một cây Sổ ở khu trung tâm nên người dân chỉ còn gọi là làng Sổ, cho đến năm 1945 làng sổ có 49 hộ.

Làng Sẻ: Tiếng Mường là Lùm Theẻ do dân làng định cư quanh chân núi mó oóng, về mùa mưa hay có hiện tượng sạt lở, đá rơi xuống tiếng Mường gọi Thẻe thụ  (Đá rơi). Lúc mới định cư cũng chỉ có 5 - 6 hộ dân, đến năm 1945 có 10 hộ dân.

Làng Săm: lúc mới định cư cũng chỉ có 3 - 4  hộ dân, đến năm 1945 có 8 hộ. Đầu làng có một mó nước (Mó đén) rất linh thiêng, quanh năm tuân trào nước thành dòng suối chảy ra Sông Mã, hai bên bờ suối mọc tự nhiên nhiều cây khoai môn và cây rau răm (Săm). Đây cũng là món rau xanh dùng để nấu canh của người Mường (Canh vôn). Ngoài ra còn có vị thuốc kỵ trừ loài đại suối trên đồi người mường vẫn gọi là con "Tơớc" một cách hiệu quả tên làng Săm cũng được đặt với ý nghĩa đó.

Làng Vinh: thời sơ khởi gọi Chòm Bùi (theo bóng một cây bùi cổ thụ). Căn cứ sắc phong của Vua Thành Thái (1889 - 1907) cho vị thần thành hoàng làng là ông Phạm Văn Huy có công xây đình. Làng đã có 25 hộ của 3 dòng họ là: Họ Bùi, họ Phạm và họ Trịnh và đổi tên thành làng Vinh, ý của các bậc tiền nhân là hãy xây dựng làng bản trở thành: Vinh hiển, Vinh quang - phú quý. Thời phong kiến đã có tổ chức lý dịch cơ sở, đầy đủ lý trưởng và hội đồng "Ngũ Hương".

+ Mường Bình Điện (Bằng điền sách):

Vị trí địa lý nằm bên bờ ven Sông Mã thuộc tổng Gia dụ. Buổi khai sơ lập nghiệp gồm ba làng dân thưa thớt:

Làng Song: Nhân dân làng song định cư ở 4 chòm là: Chòm sống ở chân đồi Ba mường (Có cây sống), Còm Khoăn (Có cây nghĩa Khoăn - Cùng họ cây quýt), Chòm Vả (Có cây vả to), Chòm Song (Có lũy song - tre). Đến năm 1945 có 40 hộ.

Làng Thác: định cư bên bờ ven Sông mã - Có thác chảy xiết (Gành, gầm), cho đến năm 1945 có 27 hộ dân.

Làng Rạch: đất làng rạch do ông Quan Lê Thọ (Triều Lê) cùng 305 tù binh người Chăm khai phá vào đầu thế kỷ thứ XV. Đến khi các tù binh già và chết dần được chôn ở  khu Đống Chăn theo tục hỏa táng của người Chăm (Về việc này các cụ xưa kể lại; Lính chăm đã bị thiến trước khi đăng lính). Lúc này vị tướng cũng về tuổi già đành bỏ đất mà về Kinh Đo Thăng Long. 2 Con ngựa của quan cũng vì nhớ chủ mà chết, nhân dân làng Song và làng Thác lập đề thờ ngựa quan trên một gò đất cao. Cũng vì thế mà Mường bằng địa sách được gọi trai đi thành Mường Bình Điện. Vào thế kỷ thứ XVIII ông Trương Công Thung là người Mường Hòa Bình dẫn dân bản cùng thân tộc 13 hộ về lập làng ở đây. Ban đầu định cư thành 2 chòm cách nhau một cánh đồng khoảng 600 m, Chòm trại ở phía trong, Chòm rạch ở ven bờ nam  sông mã. Đến năm 1945 làng có 27 hộ.

+Mường Phấm:

xưa thuộc mường Thạch Lẫm , đến năm 1838, 3 làng là: Làng Chợ, làng tô, làng Xanh được tách từ xã Thạch Sơn.

Làng Chợ: là một làng Mường cổ, định cư lâu đời, làng nằm bên bờ nam Sông Mã "Trên bến, dưới thuyền". Có truyền thống giao thương buôn bán với Miền Xuôi và Miền ngược, làng đã có chợ Đình hoạt động thường xuyên gọi là làng Chợ, cũng với ý nghĩa đó ban đầu gồm có 3 Chòm, Chòm Đầm (Chòm trên) có đầm Sen, Chòm thổ (Chòm giữa) về Chòm này có các cụ già cho biết ở dây có mấy quán trọ và phục vụ ăn uống cho nhà Buôn và những nhà giầu có, có tiền ăn uống, đánh bạc. Người Xưa gọi đó là nhà thổ, thổ xưa không có ý nghĩa là chứa đĩ điếm. Chòm Thoi (Chòm dưới) theo tiếng Mường cổ "Thoi là Thao - Sao", ở chòm này có một ao cổ (Đã bị bồi lấp vào những năm 1980), truyền thuyết kể lại có một ông sao (Thiên thạch) rơi xuống tạo thành ao thoi và một cái vực ở bờ song mã cũng gọi là vực thoi. Cho đến năm 1945 làng Chợ có 45 hộ dân. Về cơ bản vẫn là làng Mường Song cũng đã có một vài hộ người kinh đến sinh sống làm ăn, buôn bán và trở nên giầu có đó là gia đình ông Tài và gia đình nhà bà quản Sâm...

Làng Xanh: tên làng theo bóng cây Xanh cổ thụ, là một làng Mường cổ, cho đến năm 1945 làng có 34 hộ dân. Làng do 3 anh em họ Phạm Khai Cơ lập thành từ khoảng đầu thế kỷ XV (1427). Khởi đầu ở 3 Chòm là: Chòm Theenh (Sanh - Chòm trung tâm), có nhà thờ ông Phạm Phúc Thịnh là chúa làng (Chùa làng). Chòm Phấm (Chòm có bến Phấm - Bến sông) bên bờ Sông Mã, có nhà thờ ông Phạm Đình Cảnh là chúa làng (Chùa Lùng), Chòm Trại (Chòm có bến nước suối - Khe Sanh) gọi là bến Man (Thang), người dân xuống bến nước bằng thang, Chòm thờ ông Phạm Văn Vụ.

Làng Tô: được dòng họ Bùi từ Mường Hòa Bình vào khai lập khoảng đầu thế kỷ XVIII, buổi đầu nhân dân định cư ở 2 Chòm, Chòm Khơng (Cây Khơng - Cây Xâng), chòm ngoài ở ven Quốc lộ 217 ngày nay. Cai quản cả làng là ông xã Khơng tức ông Bùi Minh Hứa. Chòm Tô - Chòm trong là có nhiều hộ ở nhiều Mường chuyển về (Tô khế) đông đủ cho đến năm 1945 làng Tô có ..... hộ dân tộc Mường.

2. Từ  cách mạng Tháng tám 1945 đến nay):

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 thực hiên quyết định của Ủy ban cách mạng lâm thời tỉnh Thanh Hóa "Về việc xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính của chế độ phong kiến, thành lập hệ thống hành chính mới". Các làng của 3 Mường được hợp nhất thành xã Thúy trung, đến cuối năm 1946 thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa. Huyện Cẩm thủy đã quyết định đổi tên 12 xã được thành lập sau cách mạng tháng 8 - 1945 và thống nhất đặt Chữ đầu của 12 xã  là "Cẩm", tên của Cẩm Bình cũng có chính thức từ đó. Gồm dân của 10 làng về cơ bản thuần Mường. Tuy nhiên ở một số làng như: Làng Chợ, làng Vinh, làng Thác cũng có một số người Kinh do buôn bán, dạy học, làm thuốc, lấy vợ, lấy chồng hoặc chạy loạn mà trở thành dân làng, họ cũng được tạo mọi điều kiện để hòa nhập cùng phát triển và trở nên giầu có, thế lực.

Năm 1957 có 8 hộ đồng bào dao từ Phu Luông - Hồi Xuân - Quan Hóa về định cư tại chân núi Hạc Sơn ven Quốc lộ 217 phía nam làng Săm gọi là Xóm tám (8 nhà), năm 1958 theo quyết định của UBND huyện, xã Cẩm Bình tiếp nhận làng Ấn gồm có 16 hộ của Cẩm giang chuyển về.

Thực hiện công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở nông thôn, dưới sự lãnh đạo cuả chi bộ xã Cẩm Bình năm 1958 HTX làng Tô được thành lập, đến cuối năm 1959 có 5 HTX được thành lập là: THX làng Chợ; HTX làng Sổ; HTX làng Vinh; HTX làng Xanh; HTX làng Rạch, đến năm 1961 HTX làng Song, làng Thác, HTX làng Ấn được thành lập, đánh dấu thắng lợi phong trào xây dựng 7 HTX ở xã Cẩm Bình.

Năm 1963 - 1964 thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về "cuộc vận động đồng bào Miền xuôi tham gia phát triển kinh tế ở miền núi", nhân dân tất cả các làng của xã Cẩm Bình đã đón nhận đồng bào ở các huyện Miền xuôi như: Yên Đinh, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa lên định cư.

Tình hình phát triển  Năm 1976 thực hiện Nghị quyết cuả Đảng bộ về tập trung củng cố HTX . Cẩm Bình đã thành lập 3 HTX liên thôn (HTX bậc cao) trên cơ sở 3 Mường trước đây đó là:

HTX Bình Thanh gồm 3 HTX bậc thấp la: HTX làng Xanh, HTX làng Tô, HTX làng Chợ.

HTX Bình Thuận gồm 2 HTX bậc thấp là: HTX làng sổ, HTX làng Vinh.

HTX Bình Hòa gòm 3 HTX bậc thấp: HTX làng Rạch, HTX làng Song, HTX làng Ấn.

Hai HTX Bình Thanh và Bình Thuận cơ bản giữ nguyên cư, nguyên canh, riêng HTX Bình Hòa nhân dân các Chòm, Làng đã thực hiện chuyển cư từ vùng ven Sông Mã đến nơi ở mới, ven chân đồi 3 Mường, dưới tổ chức HTX là đội Sản xuất.

Đến những năm 1994 - 1995 để phù hợp với trình độ, năng lực quản lý cuả cán bộ dưới cơ sở và thực hiện chủ trương của các cấp chính quyền cấp trên. Về đổi với mô hình HTX. Các HTX liên thôn giải thể. Các thôn  được  thành lập đứng đầu mỗi thôn là trưởng thôn, dưới sự lãnh đạo của chi bộ ở mỗi thôn. Đến lúc này có 15 thôn và 01 khu dân cư nằm ở trung tâm xã. Ngày 29 tháng 11 năm 2007 Thôn Tô được tách thành hai thôn đó là: Thôn Tô 1 và thôn Tô 2.

Như vậy đến năm 2007 xã Cẩm Bình đã có 16 thôn đó là: Thôn Săm, thôn Sổ, thôn Sẻ, thôn Chợ, thôn Xanh, thôn Tô 1, thôn Tô 2, Bình Yên, Bình Sơn, Trung Tâm, thôn Vinh, Thôn 1,2,3,4,5 Bình hòa.

3. Điều kiện tự nhiên và địa hình:

 Cẩm Bình là một xã Miền núi có địa hình không đồng nhất, cao, thấp sen kẽ lẫm nhau, tuy độ chênh lệch không lớn, nhìn chung có độ dốc từ Nam ra Bắc (Từ vùng đồi Rè và các dãy núi đá vôi chảy ra Sông Mã). Đất đai phì nhiêu, mầu mỡ tập trung hình thành ở 3 Mường, với 2 vùng, rừng, núi, đồi và sông, suối, Hồ, đầm. Vùng rừng Cẩm Bình xưa nguyên sinh, liền một rải từ các thung lũng núi đá vôi Mường phấm (phía tây) nối với Hạc Sơn (Đồi rè) Mường Deenh phía đông là nguồn cung cấp sản vật dồi dào, nhưng cũng nhiều thú dữ như Hổ, Báo ...

Vùng Sông, Suối, Hồ, Đầm là nguồn nước sinh hoạt và nơi cung cấp cá, tôm vô tận. Nhưng cũng chia cắt trở ngại về giao thông, vì vậy Mường Cẩm Bình xưa định cư tập trung ở 2 vùng khá rõ rệt.

Nhân dân các làng: Làng Vinh, làng Sổ, làng Săm, làng sẻ, làng Tô  và sau này là Bình Yên, Bình Sơn định cư ở chân đồi gắn với sản xuất và hình thành tập quán canh tác từ rừng, rẫy. Tiếng Mường gọi là "dân đồng Thung", nguồn nước sinh hoạt của người dân là nước "Ngọc - Mó", nước suối không biết đào giếng, giỏi về săn, bắn, cặp bẫy thú rừng, kém về bơi lội.

Nhân dân các làng Chợ, Xanh, Rạch, Song, Ấn tập chung hành lang ven Sông Mã, sản xuất gắn với đồng bãi tiến Mường gọi là "Dân Tống Tháo" đồng sông. Nguồn nước sinh hoạt là nước Sông, mỗi làng có nhiều bến sông, người dân không biết đào giếng nhưng giỏi bơi lội và làm nghề chài lưới.

Nói chung nhân dân các làng ở Cẩm Bình 100% ở nhà sàn, có truyền thống đoàn kết, thống nhất để chống chọi với thiên tai, thú dữ và các thế lực cường quyền phong kiến.

4. Cấu trúc nhà cửa, vườn tược truyền thống của làng mường.

 Trước năm 1945 người Mường nói chung và người Mường Cẩm Bình nói riêng vốn là một dân tộc sinh sống định cư ở Miền núi. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm thấp, lại sẵn nguồn ngỗ và cũng nhiều thú dữ, nên nhân dân đều làm nhà gác (Nhà sàn) để ở. Nhà sàn được làm ở nơi bằng phẳng, sàn nhà cách li khỏi mặt đất, độ cao thấp có khác nhau nhưng thông thường sàn nhà phải cao hơn đầu người, người cao trung bình đi lại được dước sàn nhà dễ dàng, không phải cúi, lòn. Sàn nhà được làm bằng những cây nứa, luồng, song, tre và những cây ngỗ không mọt. Cột nhà được làm bằng lõi những cây ngỗ không bị mối, mọt như: Kiêng, Lim, Mài Lái, Trắm, Sến, Tấu ... , mái nhà được lợp bằng tranh cỏ (Tranh Xăng). Nhà to, nhỏ, rộng, hẹp là tùy vào điều kiện, khả năng, cũng như nhu cầu của mỗi gia đình. Thông dụng người Mường làm nhà 2 gian, 2 chái, mỗi gian rộng, hẹp cũng khác nhau, thông thường khoảng 3 mét. Hai chái 2 bên có bề rộng cân bằng nhau và thường hẹp hơn chiều rộng của 2 gian chính, phối cảnh ngôi nhà là hình chữ nhật, song chiều dài, bề rộng cũng không lệch nhau nhiều. Người Mường thường sống hòa thuận, hiếu thảo, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Con trai cả thường sống với bố mẹ, thờ cúng gia tiên, nuôi dưỡng bố mẹ già, có khi thay mặt bố, mẹ đứng ra tổ chức dựng vợ, gả chồng cho các em, vì thế mỗi căn hộ thường "Tam đại đồng đường", cá biệt có tứ đại đồng đường, nhưng số này không nhiều. Những nhà khó, nghèo, neo đơn thường làm nhà một gian hai trái, ngược lại những gia đình đông con cháu có điều kiện làm nhà ba gian hai trái. Đặc biệt những nhà giầu có và thế lực thì làm nhà to có khi 5 - 7 gian. Thông thường phổ biến mỗi nhà có  một thang lên, những nhà giầu và có quyền thế co hai thang, thang chính và thang phụ, thang dựng ở cuối trái ngoài, dưới một mái phụ gọi là (dềm), chái tiếp giáp với cổng và ngõ để lên nhà. Thang làm băng tre, luồng, các bậc thang chỉ làm số lẻ 7 hoặc 9 không làm số chẵn. Những nhà khá giả làm thang bằng Lim hoặc Dổi. Xung quanh sàn nhà được thưng bằng những phên nứa đan dày, kín. Gia đình giầu có phên xung quanh phên xung quanh sàn nhà thường có ba lớp ở giữa là phên dày (Đang nóng 2), mặt ngoài và mặt trong được đan bằng những thanh nứa rộng chừng khoảng 1,5 phân, hình thoi mắt cáo được trổ hoa văn trông đẹp mắt. Mỗi gian có một cửa sổ (Vòong) to hay nhỏ tùy thuộc vào bề rộng của gian, người Mường gọi là chái ngoài là gian ngoài ở gian này còn thêm một cửa sỏ nữa gọi là (Vòong ngang), tiếp trái ngoài là gian chính, gian để bàn thờ gia tiên, chỗ nghỉ ngơi của ông chủ hộ, cửa sổ gian này gọi là vòong tông, gian chính kế tiếp giành cho con gái ngủ, nghỉ, phía dưới gian này người ta dùng ván rộng 30 phân, rày 3 phân đóng thành một khung vuông mỗi cạnh chừng 1,2 m, đắp đầy đất dùng làm bếp nấu. Bếp nấu tiếng Mường gọi là pêểp vì vậy gian này còn gọi gian pêểp, cửa sổ của gian này cũng gọi là vòong pêểp. Gian trái trong cùng cũng trưng phên nứa dày, kín làm thành căn buồng cho vợ chồng hoặc con dâu ngủ, nghỉ, buồng tiếng Mường gọi là puống. Sát với gian này người Mường thường làm thêm một cái sàn phía dưới dọc theo sàn nhà, dùng để phơi phóng tiếng Mường gọi là tán, tán thấp hơn sàn nhà một chút cột bằng ngỗ cành Lim ít mối, mọt, mặt tán được ghép kín bằng những thanh cây cau hoặc tre luồng, các góc có cột cao để gác sàn phơi quồn, áo, cửa ra tán gọi là vòng tán, sàn tán để phơi các  nong, nia, lúa, ngô, đậu ... Nối với tán ở một góc phía ngoài cùng, người Mường thường làm thêm một sân nhỏ gọi là Chố Treo, người ta đặt Chố treo một chum hoặc vại đựng nước, Chố treo được thưng kín bởi những bức phên nứa dày, là nơi để rửa ráy và làm thịt, cá. Ở một ngõ Chố treo người ta cấu trúc một lỗ vuông chừng 30 phân dùng cho người già yếu hoặc trẻ nhỏ đi đại tiện - Tiểu tiện thời xa xưa rừng núi quanh nhà, rậm rạp nên Hổ, Báo, thú dữ nhiều. Vì vậy bên cạnh Chố treo người ta còn làm thêm chuồng lợn ngọi là "Chuộng", chuồng được làm bằng tre, luồng và đặt cao bằng sàn tán, để phòng Cọp, Báo, tuy vậy chuyện cọp bắt lợn ở chuộng thì làng nào cũng có nhất là những nhà ở gần bìa rừng.

Sân nhà của người Mường có ba lớp, dưới cùng là những thanh chắc ngỗ dày chừng 7 phân, rộng 20 phân được lắp xiên qua các lỗ ngang, dọc của cột nhà, nối các cột thành khối liên kết chắc chắn, lớp trên là những cây luồng, song rải xuất bề rộng của sàn nhà cách đều nhau chừng 20 phân, trên cùng là lớp bả sàn (rán), bả sàn được làm bằng những cây luồng thẳng, to đều, người ta dùng múi dao bỏ tách nhỏ hết các đốt sau đó lách dao một đường xuất chiều dọc cây luông, lộn ra vấn thẳng, phẳng phiu đặt kín thành sàn nhà. Những hộ khá giả người ta làm mặt sàn bằng ngỗ xẻ thành ván bào trơn lắp chặt, những nhà như vậy trông thật đồ sộ và sang trọng. Để có chỗ cất dữ ngô, lúa người ta làm thêm gác xép gọi là rờng, rờng là một sàn gác, những đoạn luồng, song thẳng sát vào nhau bắc qua hai Cạnh nhà, phía trên gian pêểp, bên trên đặt những tấm phên nứa đan kín, lớp phên này rất quan trọng. Ngoài chức năng là nơi cất chữ lúa, ngô, lớp phên cùng với gác rựa ở lớp dưới của bếp nấu ngăn tàn lửa với phần mái chanh không thể gây ra cháy nhà.

Phần mái nhà, nhà sàn của người Mường có kết cấu như mái nhà của người kinh được lợp bằng cỏ tranh xăng, độ dốc mái khoảng 45 độ, nhà có hai mái chính và hai mái phụ.

Cấu trúc, quy cách nhà sàn của người Mường Cẩm Bình xưa kia là như vậy. Nhưng hiện nay kiểu nhà sàn này đã không còn tồn tại nữa, thay vào đó là người Mường đã chuyển 100% sang ở nhà đất như người Kinh vào khoảng những năm 1970. Nhà sàn cuối cùng bị dỡ bỏ vào năm 1990. Hiện nay nhà ở của người Mường Cẩm Bình giống như nhà ở của người kinh, tuy nhiên những năm gần đây có một số gia đình khá giả đã khôi phục trở lại nhà sàn bằng ngỗ, lợp ngói, cột bằng xi măng cốt thép, trong số đó có cả người kinh yêu thích nhà sàn. Nét văn hóa đọc đáo của người Mường đã được đúc kết lại một cách hình tượng, hóm hỉnh là: Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, trâu leo mõ, chó leo thang, áo một ngang (Áo khóm phụ nữ), quồn một ống (Váy phụ nữ).

Về Nhà của người Dao Cẩm Bình đã có nghiên cứu chuyên sâu của ngành văn háo huyện chúng tôi không mô tả ở đây nữa.

Tuy nhiên nhà của người Dao Cẩm Bình cũng đã thay đổi căn bản. Hiện người Dao Cẩm Bình chủ yếu làm nhà như người kinh.

Về vườn tược của người Mường xưa có mấy nét cơ bản sau: Vì là Miền núi đất rộng, người thưa nên vườn cũng rộng ít cũng 500 mét vuông, trung bình là 1.000 mét vuông, nhiều thì 5.000 mét vuông, người dân không rào vườn giữa nhà nọ và nhà kia không có bờ rào, mà chỉ trồng những cây như cau, mít, nhãn làm mốc giới tương đối giữa các nhà, vườn chỉ để trồng các cây lâu năm như: Cau, Mít, Bưởi, Nhãn, không trồng rau mầu vì lợn, gà thả rong. Người Mường không đào ao nhà mà thường mỗi làng có một vài ao, đầm (Cộng đồng), ở những thửa ruộng rộng người ta đào một lùm nhỏ (Dù) theo kiểu mô hình lúa, cá để hưởng cá đồng tự nhiên vốn rất dồi dào.

Những năm 1960 của thế kỷ XX thực hiện chủ trương định, canh định cư của Nhà nước, đặc biệt sau kháng chiến chống Mỹ cứu nước dân số Cẩm Bình phát triển nhanh chóng. Vì vậy diện tích vườn của các hộ cũng bị thu hẹp lại. Từ năm 2000 trở lại dây những hộ mới ra ở riêng thổ canh chỉ có 300 mét vuông. Thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp của Nhà nước, mỗi hộ gia đình đã và đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.

Nhà cửa vườn tược của người Mường, người Dao xã Cẩm Bình ngày nay đã có thay đổi căn bản, hòa nhập hoàn toàn theo trào lưu chung của nhân huyện Cẩm Thủy. Ngày nay không thể phân biệt được đâu là nhà cửa, vườn tược của người Mường và người Dao với người Kinh

5. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và Các mó nước của làng, xã, chòm:

Nhân dân Cẩm Bình xưa chủ yếu sinh hoạt, uống nước tự nhiên từ sông, suối, người dân không biết đào giếng. Tuy vậy có 4 làng là: Làng Vinh, làng Săm, làng sổ, làng Sẻ, bên cạnh dùng nước sông suối còn dùng nước (Ngọc - Mó nước):

- Mó Đén ở làng Săm (Tiếng mường gọi vò teèn), mó nước bắt nguồn từ một vỉa đá vôi ở chân núi Hạc Sơn, vỉa đá tuy nhỏ nhưng  dáng vút cao gồm những phiến đá chồng lên nhau một cách hùng vĩ. Trước khi có đường cái Tây (217 ngày nay) vào khoảng những năm 1920 của thế kỷ trước thì đường giao thương giữa các vùng đều đi qua đây. Vò tèn cùng với đền làng Săm là một nơi dừng chân lý tưởng. Nhiều lần quan lĩnh Nguyệt ở Mường Khô đi họp dưới huyện đường ở Tổng Vân Tập (Cẩm Vân) dừng nghỉ ở đây cho ngựa tắm và uống nước, mó Đén xưa rất linh thiêng, nguồn nước mó 4 mùa  trong xanh không bao giờ vơi cạn, dưới mó là hàng đàn cá thần bơi lội tung tăng (Loài cá Dốc). Vào những năm 1980 người dâm khai thác đá về xây dựng nhà ở nên núi đá cao vút đã bị đánh sập, loài cá dốc ở đây cũng thưa thớt đi nhiều, nguồn nước tuy không bao giờ cạn nhưng cũng không còn được như xưa. Người dân hiện nay đã chuyển sang dùng nước giếng.

- Nhân dân làng Sổ xưa dùng nước (Ngạc Ngơn) cũng là nguồn nước từ núi Hạc Sơn "Mọc ra" tuy không dồi dào nhưng không bao giờ cạn. Nay Ngọc nước vẫn còn những người dân không dùng nữa mà đã chuyển sang dùng nước giếng khơi và nước giếng khoan.

- Mó Oóng: nhân dân làn Sẻ xưa dùng nước mó Oóng tiếng mường ngọi la vò Oòng đây là nguồn nước sinh hoạt của cả Chòm. Nguồn nước của mó cũng từ núi Hạc Sơn chảy ra, ngoài ra còn có mó Rinh, mó Chè Nè, hai mó này là nguồn tưới cho vài thửa ruộng xưa và thành đầm cá cuả làng, các mó cuả làng Sẻ đến nay vẫn còn nhưng nhân dân đã chuyển sang uống nước giếng khơi và giếng khoan.

- Mó Vinh, mó nước cuả làng Vinh ở chân núi đá Con Côi (Một mình), tại chân đá con côi mọc ra 2 mó nước, mó trên và mó dưới. Trong đó mó dưới gắn với đình làng Vinh tạo thành không gian thiêng, nguồn nước của nhân dân chủ yếu là 2 mó nước này. Đến nay mó nước vẫn còn không bao giờ vơi cạn nhưng nhân dân đã chuyển sang uống nước giếng khơi và giếng khoan.

6. Các sứ đồng, nương rẫy:

Đồng ruộng của nhân dân các làng ở Cẩm Bình trước cách mạng tháng 8 năm 1945 chủ yếu là ruộng một vụ (Vụ 10). Duy nhất ở làng Tô có ruộng hai vụ lúa những không nhiều chỉ khoảng 5 mẫu. Do mó bãi chiêm tuân chảy tạo thành, đây là sứ đồng lầy thụt quanh năm. Trước đây để làm đất người dân chỉ có thể dùng sức người dẫm, đạp cỏ xuống bùn rồi dùng thân cây chuối kéo trang mặt ruộng mà cấy. Các xứ đồng của làng Mường ở Cẩm Bình xưa được đặt tên theo một quy luật phổ biến gồm 4 xứ đồng chính làng nào cũng có.

Một là: Xứ đồng mang tên Mổ, ruộng Mổ là những thửa ruộng tốt nhất, rộng nhất, gần làng nhất, thường là nhóm công điền như: Mổ Đầm, Mổ Nang, Mổ Thi của làng chợ, Mổ Nay (lớn), Mổ Ngang của làng Xanh, Mổ Nhản làng Sẻ, Mổ của làng Sổ Mổ Hằng, Mổ Thân, Mổ Đình, Mổ Muống, Mổ Thỉnh của làng Thác.

Hai là: Xứ đồng mang tên Khấm, Khấm cũng là những thửa ruộng rộng nhất, đất tốt vào hàng nhất, nhì của cánh đồng làng như: Khấm Thi, Khấm Bán, Khấm Gạo làng Sổ; Khấm Rè, Khấm Nạy, Khấm Bến làng Săm; Khấm Bái, Khấm Mận, Khấm Mít làng Rạch; Khấm Bưởi, Khấm Thú, Khấm Rài, Khấm Vành của lang Xanh.

Ba là:  Xứ đồng mang tên Rộc, là những thửa ruộng hẹp dài và lầy thụt thường là nơi tiếp giáp giữa hai quả đồi nhỏ hoặc giữa 2 gò đất cao tạo thành như: Rộc Mường, Rộc lâm làng Rạch; Rộc Thúng, Rộc Trung Rộc Phấn cuả làng Sổ; Rộc Bần; Rộc Nhuối làng Chợ, Rộc Khách, Rộc On của làng Xanh...

Bốn là: Những xứ đồng mang tên Gò: Là những thửa ruộng cao, hẹp, đất xấu như: Gò Khuyên, Gò Dầu làng Sẻ, Gò Thưa, Gò Khỉ làng Xanh; Gò Căng, Gò Vôn làng Chợ; Gò Mả làng Rạch; Gò Cọn, Gò Vàng làng Thác.

Ngoài ra còn nhiều thửa ruộng được đặt tên theo hình dáng của thửa ruộng: Long Đao, Ống quồn của làng Xanh; Cánh buồng của làng Săm, Ban Vành làng Sẻ, hoặc theo bóng cây như: Cây Đa, cây Kị, cây Lội làng Tô, hay theo sự tích như: Têm Trầu của làng Chợ, Cửa Mả, Cửa Hang... Sự tích Têm trầu được kể. Ở thửa này có một cây gạo cổ thụ sum xuê rợp bóng mát mỗi khi làng có đám (Việc làng) đưa, đón đến đây đều nghỉ giải lao, ăn cơm (Lộ), uống nước, têm trầu và chỉnh trang lại đồ mặc, đội hình trước khi vào làng, kể cả đám rước dâu trong làng cũng phải giải lao. Như vậy tên thửa ruộng đó gọi là ruộng têm trầu.

Về Nương rẫy Cẩm Bình là một xã Miền núi những  thời phong kiến người dân cũng chỉ phát rẫy ở chân đồi như đồi Rè, đồi Ba Mường, đồi On, rẫy liền với khu dân cư để trồng ngô, lúa nương và một số cây râu mầu như: Bầu, Bí, Mướp, Hổng hoặc trồng Bông dệt vải mang tính tự cấp, tự túc. Người dân sự rừng vì nhiều thú dữ, và Chồn, Khỉ phá hoại. Trước năm 1945 chuyện hổ bắt người năm nào cũng có, chỉ những năm mất mùa người dân mới phải vào rừng đào củ mài về độn thêm. Nhưng dân, làng cũng phải tổ chức chặt chẽ và Rầm rộ. Bù lại nguồn sống của nhân dân ngoài đồng ruộng tươi tốt còn có vùng bãi ở ven sông mã phì nhiêu mầu mỡ, bãi của Cẩm Bình hiện nay 156 ha. Vì vậy các cụ xưa ở Cẩm Bình có câu ca "Cơm Trênh, Cà Tìn, Rạo ở Thưa" - "Cơm trên, Cá dưới, Rượu ở giữa".

7. Các sông, hón, suối của Cẩm Bình:

Cẩm Bình nằm bên bờ non Sông Mã giang xuất một giải từ tây thượng nguồn sang đông hạ lưu dài 7 km, người Mường xưa vẫn coi song Mã là Sông "Mạ" - Mẹ. Thiên nhiên ban tặng cho bản mường sự ưu đãi hào phóng vô tận, chủ yếu là thuận lợi. Tuy nhiên cũng có những năm lũ lụt lịch sử những ít khi gây chết người mà chỉ ngập lũ mùa màng, nhất là vùng ven sông. Khi lũ rút đi thì phù xa lại mầu mỡ và đất đai lại trả lại cho người dân gấp bội. Ngoài Sông Mã ở Mường Cẩm Bình còn có nhiều khe, suối (Hón), Như khe Sanh chảy từ đồi ao phía Nam ra Sông Mã khoảng 4 km đi qua 3 làng Tô, Xanh, Chợ. Về mùa tháng 7, tháng 8 nước cả có những năm tràn vào cả đồng ruộng, về mùa khô nước cạn nhưng không bao giờ rứt dòng.

Hón Mẻm bắt nguồn từ các thung lũng đá vôi chảy qua quốc lộ 217 cầu Móng trâu, qua cầu Vinh ra sông Mã dài 5 km về mùa mưa là kênh tiêu úng, về mùa khô là nguồn dự trữ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cả vùng.

Ngày nay do rừng đầu nguồn suy giảm, nên lượng nước cũng không còn dồi dào như xưa nhưng quanh năm vẫn còn nước.

Ngoài ra ở chân đồi Rè còn khởi nguồn 5 Hón nữa đó là: Hón mó Oóng, hón cây trương ở làng Sẻ, hón Ken Rai (Cỏ nai) ở Bình Yên, hón Mó Đến - Cây Xi và Hón Cây Sống ở làng Săm đây là những hón ngắn khoẳng 2,5 km, độ dốc lớn nên về mùa mưa nước đổ tạo thành lũ quét hung dữ về mùa khô nguồn nước cạn kiệt. Trừ hón mó đén - Ao xi ở làng Săm là còn dòng chảy quanh năm.

8. Núi, đồi và rừng Cẩm Bình:

Núi, đồi ở Cẩm Bình phổ biến là núi đá vôi, theo thống kê năm 2010 núi đá vôi ở Cẩm Bình 454 ha. Núi tập trung ở các làng phía tây nam của xã, từ làng Chợ qua làng Tô đến làng Sẻ là trùng điệp những dãy núi đá cao hàng trăm mét, tạo thành những thung lũng bằng phẳng sen kẽ như: Thung Trầu, Thung Ván, Thung Vui, Thung Mây, Thung Nhai, Thung loòng ở làng Tô, Trung Vàng ở làng Sẻ. Trước đây là rừng nguyên sinh nhiều gỗ quý như: Kiêng, Mài lái, Ngù Hương, Lát và nhiều thú dữ như: Voi, báo, Hổ gấu ... Ngày nay thú và gỗ quý không còn nữa, đất rừng nay đã được giao cho nhân dân khoang nuôi bảo vệ theo dự án rừng phòng hộ. Hệ thống núi đá vôi còn kéo dài theo hai nhánh ra hướng bắc cắt quốc lộ 217 ở hai điểm là: Tại Móng trâu thành dãy đá bạc giữa cánh đồng làng Xanh và thôn Bình Sơn. Tại cầu làng Tô (Cầu Xâng) thành dãy đá Ỉn - hang lòn giữa làng Xanh và làng Chợ. Đặt khu làng Tô và khu trại phong vào thế một thung lũng rộng lớn nhiều hang động, đầm lầy, đầm Chè Nè và là nguồn của hón Sanh (Khe Sanh), Hón Mẻm chảy ra Sông Mã.

Đồi ở Cẩm Bình có hai loại, đồi đất lẫn đá là đồi mộtt làng Chợ ở bờ Bắc Sông mã, khoảng 35 ha, Đồi On ở làng Xanh diện tích 15 ha, và đồi Rè làng Sổ. Trong đó đồi Rè (Hạc Sơn) là đồi rộng nhất 475 ha, cao nhất 365 mét kéo dài từ làng Sẻ (phía tây) xuống tiếp giáp Thị Trấn Cẩm Thủy 5 km (phía đông), tiếp giáp với xã Cẩm Châu ở phía Nam.

Đồi đất có 2 đồi là đồi Ao 54 ha là danh giới giữa làng Tô và Cẩm Châu, đồi 3 Mường là nằm giữ lang Xanh (Phía tây), các thôn Bình hòa (phía Bắc) và làng Vinh phía đông Nam. Thời phong kiến đây là rừng nguyên sinh, nhiều muôn thú và ngỗ quý, nay đã khai thác cạn kiệt. Đồi Rè và Đồi Ao đã được giao cho các hộ dân khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn, đồi 3 Mường đồi On và đồi một đã giao cho hộ dân theo Nghị Định 02 của Chính phủ.

9. Sở hữu đất đai trước năm 1945:

Hình thức sở hữu đất từ 1945 trở về trước, sở hữu ruông đât 100 % là tư nhân, cá thể. Tuy nhiên không có ruộng lang đạo, chỉ có ruộng của Địa Chủ, phú nông và của nông dân. Ngoài ra một số làng có một số ruộng giành cho nhà chùa (thừ phật), nhà trung (đạo công giáo)ở làng Rạch và ruộng đình nhưng diện tích không nhiều. Ở hai chúa làng Xanh có 6 xào, làng Sổ 6 xào, làng Rạch 3 xào.

10. Sở hữu đất đai trong thời kỳ cải cách ruộng đất:

Trong cải cách ruộng đất toàn xã có 6 địa chủ, làng Chợ có 2 địa chủ và 4 phú nông, làng Vinh có 3 địa chủ, 9 trung nông, làng rạch có 1 địa chủ 3 trung nông. ở 3 làng này địa chủ, phú nông chiếm hữu 90 % ruộng đất chỉ còn là 10 % là của bần nông. Ngược lại ở các làng khác của Cẩm Bình không có địa chủ phú nông chỉ chiếm hữu không quá 10 % ruộng đất còn 90 % của bần nông. cũng có Cố nông nhưng số này không nhiều.

11. Kỹ thuật trồng lúa nước và trồng trọt trên nương rẫy của người Mường xưa và nay:

- Kỹ thuật trồng lúa nước:

Thời phong kiến ruộng đất ở Cẩm Bình 95% ruộng cấy một vụ do dân thưa, ruộng nhiều. Nên nhân dân chỉ cấy vụ 10 đủ ăn cho cả năm, từ xa xưa người dân đã biết dùng trâu, bò để cày bừa và làm lúa nước, những năm mất mùa thiếu đói thì người dân phải vào rừng đào củ Mài về đôn cơm (Khoảng 3 tháng).

- Kỹ thuật trồng nương rẫy: Về nương rẫy vì có quá nhiều muôn thú phá hoại, nạn khỉ chồn, chuột, nên người dân cũng không trồng lương thực. Ngược lại nhân dân trồng Ngô (Giống bản địa) ở bài song để có lương thực đôn vụ giáp hạt và phục vụ chăn nuôi.

- Kỹ thuật trồng trọt trên đất bãi:

          Việc sản xuất trên đất bãi trước đây thường là phát dọn đốt cỏ làm sạch, tiếp đến cày bừa bằng dùng trâu, bò sau đó gieo tỉa theo mùa vụ (các loại ngô địa phương). Sau khi có HTX nông nghiệp thì việc sản xuất trên đất bãi có sự thay đổi như dùng máy cày, bừa để làm đất và cùng với việc gieo ngô lai thì đã có thêm các loại cây trồng mới như đậu, lạc, vừng và gần đây là mía nguyên liệu.

Đến nay do chủ động nguồn nước tưới 100% diện tích ruộng Cẩm Bình đã cấy 2 vụ với giống mới năng xuất cao, nên đã đủ lúa ăn và có thóc thừa tham gia sản xuất hàng hóa.

Từ rất xa xưa người Mường Cẩm Bình đã dùng trâu, bò làm sức kéo, cày bừa, kéo gỗ... ở Cẩm Bình rất ít ruộng bậc thang.

12. Chăn nuôi của người Cẩm Bình:

 Trước kia thời phong kiến, người Mường Cẩm Bình đã chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và làm thực phẩm hoặc làm của hồi môn cho con gái về nhà trồng. Chủ yếu trăn thả ở đồi tự nhiên.

Những loài gia cầm như gà, vịt, ngan ngỗng cũng thả rong "Ngày ăn mối, tối ngủ cành cây - gà đồi", mang tính tự cung, tự cấp. Nay đã khác do đồng cỏ không còn, nên trâu bò cũng giảm sút nhiều về số lượng. Tuy nhiên nhiều hộ dân vẫn nuôi trâu sinh sản và vỗ béo trâu, bò bằng thức ăn tổng hợp, nhưng mỗi nhà cũng chỉ nuôi từ 1 - 3 con. Còn gà, vịt, ngang, ngỗng cũng đang chuyển mạnh sang nuôi gia trại - trang trại hàng trăm con sản xuất mang tính hành hóa.

13. Kỹ thuật săn bắn hái lượm:

Săn bắn hái lượm là tập quán phổ biến ở tất cả các làng Mường Cẩm Bình xưa kia.

- Về săn  bắn: Làng nào cũng có phường sắn, trong phường có nhiều thợ săn giỏi. Là những người biết chế tác ra súng săn (Súng kíp), thuốc súng và có tài bắn súng, nỏ, tài huấn luyện chó săn. Vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 họ tổ chức vào các cánh rừng, đồi  để săn thú, khi cuộc săn bắt đầu họ phân công những người giỏi bắn, đón nẹn (Đón lóng) ở các lối mòn khe xuối dự kiến sẽ chuyển qua sau đó thả chó săn cùng với đoàn người cùng hò deo, đánh cồng, huyết sáo, đẻ xua đổi thú dồn vào các hướng có thợ săn đón lõng. Khi có tiếng súng lập tức đoàn người và chó săn xiết chặt vòng vây để bắt thú, khi bắn hạ được con thú to, người ta chia đôi, một nửa chia tất cả các hộ trong làng, nửa còn lại chia đều cho các thợ săn, người trực tiếp bắn hạ được thêm một phần nữa. Ngoài ra những người có chó săn cũng được thưởng thêm một phần. Những phường săn nổi tiếng họ không chỉ săn trong ngày ở một khu rừng mà họ còn tổ chức đi săn dài ngày tới các khu rừng sâu nhiều muôn thú như phường săn của ông trương cong thung làng Rạch từ Hòa Bình đi săn  vào tận đồi ba Mường của Cẩm Bình và sau đó dẫn thân tộc và gia đình vào định cư ở Cẩm Bình vào cuối thế kỷ thứ XVIII.

- Về kỹ thuật đặt cặp bẫy: Để bảo vệ hoa mầu hạn chế sự phá hoại của các loại Chồn, thú nhỏ họ đặt các loại bẫy như: Kẹp (Bẫy chữ A), bẫy bán nguyệt nhỏ quanh nương rẫy. Đối với các loại thú lớn như: Hổ, Báo, Gấu, Lợn rừng, Hưu Nai ... họ đặt khăm (lòng  bẫy to có mồi nhử), khi thú vào ăn mồi sẽ làm sập khăm. Hoặc đặt Râm (Bẫy kiềng bằng sắt) ở các lối di chuyển của thú, các nguồn nước mà thú mà thú hay đến uống - tắm, đằm hay bẫy cần. Khi chân thú bẫy kiềng, bẫy ngoặm chặt vào chân thú  chờ thợ săn đến bắt hoặc đập chết, Khi chân thú xa vào bẫy cần thì cần cứng sẽ rút dây treo một chân lên kiến con vật chỉ còn chợ thợ săn đến bắt hoặc đập chết đem về, loại bẫy này dây dương bẫy được bện bằng dây múc có độ bền, dẻo dai. Đặc biệt khiến cả những con thú dữ như Hổ, Báo, Gấu không cắn phá dứt ra được. Tuy nhiên vẫn chấp nhận cắn đứt một chi của mình mà thoát hiểm, mà sau này nó đã trở nên những con thú hung dữ. Đã có nhiều huyền thoại về Hổ 3 chân, Gấu một tay túc oại túc quái ở xứ Mường mà người già còn kể đến ngày nay.

Có thể nói  người mường đã sáng tạo ra nhiều cặm bẫy rất lợi hại và hiệu quả. Khi có Moong (thú) sa bẫy thì bất cứ người dân nào phát hiện cũng được phép bắt nó đem về cho người đặt bẫy một cách tự giác và người đó được chia phần bằng người đặt bẫy. nếu là Moong to thì cả làng góp gạo, rượu cùng ăn uống mừng may. Về việc này có cả những câu chuyện vui là, những người bà con thân hữu ở xa khi nghe tin đến mưng may thì thịt moong đã hét những gia chủ vẫn rất vui vẻ, giết lợn, mổ gà đãi khách.

- Về hái lượm: Với người Mương xưa hái lượm đã đen lại nguồn thu đáng kể bỏ xung cho lương thực có các loại củ mài, củ rừng, về thực phẩm là có các loại rau, măng như: Rau Sắng, rau gót, năng mu (Măng đắng), măng trúc, măng mai. Ngoài ra còn đem lại cho người dân nguồn thuốc chữa bệnh vô cùng phong phú.

14. Đánh bắt thủy sản ơ sông, hón:

Nghề chài lưới có ở tất cả các làng của Cẩm Bình - đó là 2 cách đánh bắt chủ động, ngoài ra người dân còn cất vó, đơm đó đặt rọ, rập, chầm, làm chuôm để đơm cá thụ động. Xưa kia nguồn tôm cá rất rồi dào nên quanh năm cung cấp thực phẩm cho người dân, về mùa mưa người dân còn đi bắt ôc núi, cua đá về ăn. Cách làm ốc đá phổ biến là: Luộc ốc chín, tháo thịt ốc đem rang hoặc sào bỏ các loại gia vị như riềng, mẻ, mắm tôm.

15. Món ăn chuyền thống của người Mường – Dao:

Về cơ bản giống người kinh tuy nhiên chế biến đơn giản không cầu kỳ.

16. Đồ uống:

- Rượu: ngươi Mường uống phổ biến rượu nấu từ gạo, men lá, ngoài ra còn làm rượu cần, ủ gạo và men pha nươc lã uống trực tiếp, rượu siêu (Đồ) ủ củ với men đem đồ, làm lạnh như nấu ra rượu để uống.

- Uống nước: Người Mường uống nước đun sôi với mọt hoặc nhiều loại lá, củ, rễ cây để tạo mầu, mùi và còn là vị thuốc, khong bao giờ uống nước trắng (Nước đun sôi). Ngày nay thì đã khác người dân uống phổ biến là nước lọc hoặc nước chè. Chỉ những người ốm mới uống nước cỏ - Thuốc nam.

17. Các cây thuốc của người Mường ở Cẩm Bình:

là những cây củ, quả, lá của những môn thuốc nam, ở người Mường Cẩm Bình hiện khong còn người nào giỏi lấy cỏ nữa. Chỉ còn người Dao ở Bình Sơn, Bình Yên là vẫn duy trì được bài thuốc cổ tuyền nhưng phải có nghiên cứu chuyên sâu mới có thể nắm rõ được.

18. Giao thương của Cẩm Bình:

Trước năm 1945 Duy nhất ở Cẩm Bình chỉ có lang Chợ là có chợ Đình họp thường xuyên chủ yếu trao đổi, hàng đổi hàng đến nay không còn nữa.

19. Dòng họ:

Người Mường ở Cẩm Bình có tất cả 10 dòng họ là họ Phạm, Bùi, Cao, Quách, Lê, Trịnh, Nguyễn, Trương, Hà, Trần. Trong đó họ phạm là lớn nhất, cũng là định cư sớm nhất ở Cẩm Bình. Dòng họ lang đạo là họ Phạm Côn vị thần thành Hoàng làng Sổ, ngày nay là nhà ông Phạm Xuân Kính.

Người Dao ở Cẩm Bình có tất cả 7 dòng họ là: Họ Triệu, Bàn, Dương, Phùng. Dòng họ Triệu lớn nhất gồm Triệu Đại, Triệu chung, Triệu Tiểu từ Phù Luông - Hồi Xuân - Quan Hóa về năm 1958.

Người Kinh ở Cẩm Bình có tất cả 14 dòng họ là họ Nguyễn, Lê, Đỗ, Vũ, Phạm, Dương, Trịnh, Bùi, Đoàn, Lữ, Chu, Phan, Đặng, Đào. Từ 3 huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa về 1962 - 1970.

20. Hề thống chính trị:

Ở Cẩm Bình thời phong kiến xa xưa (Trước năm 1936), tồn tại hai hệ thống chính trị, riêng 3 làng Xanh, Tô, Chợ thuộc Mường Phấm xa Thạch Lẫm đứng đầu là là một Thổ Ty hay còn gọi là ông tao (Đao Mương) Phạm Phúc Quang người làng Vàn. Vừa là đạo Mường, vừa là chánh Tổng Gia Dụ, ở hàng tổng còn có phó tổng Phạm Phúc Ngân, cai tổng, cai tài người làng Chợ. Dưới thổ ty là các Bõ Mường - Mục Mường chuyên Toòng coi việc  nàh lang - cai giáp chuyên trong coi, cúng lễ, quyền mường, coi việc nộp, biếu, viền mường trông coi việc sản xuất và Mường trong coi việc ma chay.

- Hương bản quản lý hộ tịch, hộ khẩu.

- Hương kiểm trông coi việc an ninh.

- Hương bạ trông coi việc rừng núi.

- Hương dịch trông coi việc thủ công.

- Hương mục trông coi việc địa chính.

Với hệ thống song trùng thống trị như vậy người dân Mường Cẩm Bình đã bị đè nén áp bức rất hà khắc. Vì thế đời sống thật thống khổ khó khăn.

Chính vì vậy nhân dân 3 làng Xanh, Tô, Chợ dã kiện Chánh tổng xin tách khỏi xã thạch Lẫm để thành lập xã Thạch Sơn. Về việc này các cụ cao tuổi làng Xanh kể lại, người thảo đơn là ông Phạm Minh Do sau này (1950 - 1952) là bí thư chi bộ xã Cẩm Bình, mỗi làng phải nộp 120 đồng án phí lên quan huyện Nguyễn Hữu Mô. Thắng kiện 3 làng thành lập xã mới Thạch Sơn 1936 - 8/1945.

21. Hệ thống giao thông:

 Trước năm 1945 giao thông giữa các làng, xuôi ngược Cẩm Bình, đồng thời có 2 luồng, Thủy - Bộ, đường bộ chủ yếu la đường mòn, trước khi có đường cái tây 1922 - 1925 chỉ là đi bộ trên những bờ ruộng của bản làng, ven chân đồi, chỉ một số  người giầu  có mới có ngựa để đi. Nên việc giao lưu của nhân dân rất hạn chế. Tuy nhiên giao thông đường thủy có phần phát triển, từ xa xưa việc lưu thông hàng hoá chủ yếu bằng các phương tiện thủy ở miền núi về xuôi, người ta quấn bè gỗ, luồng, tre, nứa trở hàng nông sản về miền xuôi, có khi ra đến biển, vì vậy hàng nào cũng có người thạo buôn bè. Còn miền xuôi ngược lên có thuyền gỗ, thuyền nan, những nhà thạo buôn đen hàng biển hoặc đồ ra dụng lên trao đổi lấy hàng nông, lâm sản về miền xuôi. Từ năm 1945 đến nay giao thong phát triển nhanh chóng, đường quốc lộ 217 được mở rộng, rải nhựa, vận chuyển bằng xe cơ giới, cùng với hệ thống đường giao thong liên thôn đang được bê tông hóa theo chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giao thông đường bộ đã dần thay thế giao thông đường thủy. Đặc biệt từ khi thủy điện Bá Thước đi vào vận hành hầu như không còn thuyền bè xuôi ngược nữa.

22. Các nghề truyền thống:

 Thời phong kiến trước năm 1945 phụ nữ mường thạo nghề ươm tơ, trồng bông, dệt vải. Thổ cẩm Mường đạt đến trình độ tinh xảo, với những hoa văn độc đáo, làng nào cũng có những nghệ nhân thực thụ tài hoa truyền đạt cho con gái mường nghề dệt truyền thống. Đến nay do sản xuất hàng hóa công nghiệp phát triển, nghề dệt của phụ nữ Mường hầu như không còn tồn tại nữa. Nghề đan lát cũng dần mai một, hiện chỉ còn một số người già còn đan cót và rổ rá thông thường, nghề nấu gạch, nung vôi cũng không còn tồn tại nữa.

Vào những năm 2005 - 2006 chính quyền địa phương đã phát động làm hàng Mây - Giang xiên xuất khẩu nhưng do nguồn nguyên liệu cạn kiệt xa trung tâm tiêu thụ nhưng nghề cũng không phát triển được.

23. Tôn Giáo, tín ngưỡng:

Ngườì dân Cẩm Bình chủ yếu là theo phong tục thờ ông bà tổ tiên. Nhưng qua thời gian đã xuất hiện thêm một số tin ngưỡng, tôn giáo khách như Đọa phật, đạo Thiên chúa.

Hiện nay có 25 hộ công giáo tập trung chủ yếu các thôn Bình Hòa và làng Tô, là cư dân từ Hòa Bình chuyển đến vào thế kỷ XVIII:

- Ở thôn 1 Bình Hòa có 4 hộ trong đó có 3 hộ Mường  và 1 hộ Kinh.

- Ở thôn 2 Bình Hòa có 5 hộ trong đó có 4 hộ Mường  và 1 hộ Kinh.

- Ở thôn 3 Bình Hòa có 1 hộ Mường.

- Ở thôn Tô 2 có 6 hộ dân tộc Mường.

- Ở thôn Tô 1 có  3 hộ trong đó có 2 hộ Mường  và 1 hộ Kinh.

- Ở trại phong có 3 hộ dân tộc kinh.

- Ở thôn Chợ có 1 hộ dân tộc kinh.

Tất cả các hộ đền đi đi lễ ở Nhà thờ phong ý Cẩm Phong. Ở Cẩm Bình không có nhà thờ.

24. Đền, Chùa, Đình, Miếu, Nghè am ở địa phương:

 Ở Cẩm Bình xưa tồn tại 7 ngôi đình, 7 thiết kế văn háo làng tất cả đều thờ thần, thành hoàng làng. Đến nay chỉ còn đền làng Vinh, còn 6 đình đã bị hư hỏng, tháo dỡ trở thành phế tính đó là các Đình:

- Làng Vinh thờ thần rắn (Thủy thần) hiện còn 3 sắc phong và một bia đá đặt đình.

- Đình lang Xanh thờ thần rắn (Thủy thần) hiện chỉ còn nền móng.

- Đình làng Chợ thờ thần Trần Khát chân (Thượng tướng cuối chiều Trần).

- Đình làn Sổ thờ thần hoàng làng: Phạm Côn một vị quan thái giám (Không rõ triều đại nào) đã có công khai lập ngôi đình, đã bị tháo dỡ giờ chỉ còn nền móng. Hiện còn có 4 sắc phong của triều nguyễn, ngôi mộ được nhà ông Phạm Xuân Kính phụng thờ.

 - Đình làng Săm thờ thần thành hoàng làng là ông Phương Tuyền - Đình đã trở thành phế tính chỉ còn lại ngôi mộ của ông được gia đình ông Vũ Văn Hồng chăm, thắp hương nhang.

- Đền làng Thác thờ thần thành hoàng làng, hiện chỉ còn lại dấu tích.

Ngoài 7 ngôi đình, lý thì ở Cẩm Bình còn hệ thống các chùa - Am thờ các làng. Như đền âm ở làng Chợ, đây là ngôi đền rất linh thiêng tao lạc trên một gềnh đá ở bờ nam sông Mã gọi là "Bàn Thề", đền thờ thần đồi Sánh - Đồi một. Truyện kể rằng những ai có việc oan khuất chỉ cần làm cỗ cơm gà lên cúng sẽ được giải oan, người dân làm nương rẫy bị chồn thú phá hoại chỉ cần làm cỗ lên cúng cũng được thần bảo vệ không bị sâm hại nữa.

Đền móng trâu: Họ Phạm Văn thờ phật.

Đền hang chùa: Họ Phạm Phúc làng Xanh thờ phật.

Điện thờ ngựa thần của Tướng quân Lê Thọ ở gò đình lang Rạch.

Đền thờ bà vua thôi ở làng Chợ, theo người già kể lại bà là phi tần Triều Nguyễn bị phế truất cho về quê. Hiện nay ngô mộ vẫn còn, hàng năm con cháu họ Phạm vẫn nhang khói, không ai giám xâm phạm.

Ở làng Xanh còn có 3 Miếu thờ chúa chòm:

- Chòm Theenh thờ ông: Phạm Đình Thịnh.

- Chòm Phấm thườ ông: Phạm Đình Cảnh.

- Chòm trại thờ ong: Phạm Đình Lập.

25. Văn ngệ dân gian:

* Truyền thuyết thờ thủy thần tại Đình làng Vinh và làng Xanh:

 Ngày xưa làng có hai vợ chồng nông dân già khong có con. Một hôm ông già đi cất vó (ở làng Xanh thì bà giá đi xúc  - còn có dị bản là đi đánh rậmngoài bờ sông), một lần cất vó lên ông lão thấy trong vó là một quả chứng chứng to bằng quả chứng gà, ông lão nhặt vứt đi, thì lần cất sáu vẫn thấy cái chứng ấy... lần thứ 3 cũng vậy, lần này ông không vứt đi nữa mà đem về cho mẹ gà ấp. Sau nở ra một con rắn có mồng, mào khác lạ, ngày ngày ông lão bắt nhái cho rắn ăn, trải  qua tháng ngày, rắn lớn lên ông cho rắn quấn vào bắp cày theo mình đi cày ruộng và thả cho rắn tự do kiếm ăn. Ông gọi rắn là con và xưng mình là bố. Một hôm ông đi phát bờ rắn cũng kiếm ăn gần bố, không may ông phát phải đuôi rắn làm đứt một đoạn, ông vội vàng hái lá cỏ rừng băng bó vết thương cho rắn. Ông vô cùng đau sót mà nói với rắn, bố già mắt kém không may lỡ chặt đứt đuôi con, con cho bố tạ lỗi, nói đoạn ông cùng rắn lại về nhà bình thường như mọi hôm. Rắn càng ngày càng to lớn, bố mẹ gia khong thể chăm nuôi được nữa bố già bèn nói, nay bố cho con ra vực gầm  Sông Mã để con tự lập kiếm ăn (Về đoạn này thì truyền thuyết lang Xanh cho ra vực nghè sông mã) mà sinh sống nhưng rắn chê vực nông cạn, bố lại mang rắn đến vực Mổ (Thị Trấn ngày nay). Từ đó rắn yên ổn sinh sống ...Để trả công ơn nghĩa phụ. Rắn khơi mạnh hia mó nước cho dân làng, mó trên và mó dưới ở chân núi đá con côi trước làng Vinh, 2 mó cánh nhau một trăm mét, nước trong mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Luật tục của làng phân chia mó trên dành cho phụ nữ tắm và gánh nước ăn, mó dưới dành cho nam giới tắm. Ở mỗi mó làng đóng khung bằng gỗ lim nghiêm cẩn "Kiêng" không ai vào tắm trong khung này và từ đó người làng Vinh còn "Khem" từ "Cụt", những con vật nào cụt đuôi phairc gọi là "Cộc". Đình làng Vinh thờ rắn thần "Chàng ba ông cuth" làm thành hoàng làng. Hiện nay đình làng đã được chuyển khỏi vị trí cũ gần hai mó nước về trước làng, vẫn còn một bia đá và bộ ba sắc phong có Ấn chỉ của vua Thành Thái.

Truyền thuyết thờ thờ thủy thần của Đình lang Xanh cũng là một duy bản của Đình làng Vinh vàng mổ và thủy thần suối ngọc Cẩm Lương cùng chung mọt gốc thờ mẫu của người Việt Xưa.

* Truyền thuyết "Khem" hùm của dòng họ Phạm làng Chợ: Vào một buổi chiều tà có một bà già họ phạm chăn trâu bên đồi một (Thuộc khu vực làng Chỏ Cẩm Lương) vào bìa rừng đuổi trâu về, Bất chợt gặp một hổ mẹ đang đẻ ... ca đẻ có vẻ gặp khó, kéo dài, hổ mẹ gần như đã kiệt sức nên khong hề còn biểu hiện gì là hung dữ nữa, vì khoảng cách đã quá gần nên bà già cũng chẳng kịp tháo lui, sau phút bàng hoàng bất kinh bà liền tĩnh tâm lại phát hiện ra tình huống trớ trêu này. Mặt hổ mẹ hai dòng lệ tuân chảy tỏ vẻ cần thiết cầu giúp. Bà già thấy vậy lấy hết sức can đảm, bình tĩnh tiến về phía sau mẹ hổ nhẹ nhàng kéo giúp hỏ con ra. Xong việc bà cũng lui dần rồi thoát hiểm. Sau vụ đỡ đẻ bất đắc dĩ, bỗng một sáng sớm thức dậy mẹ ra "Tán" rửa mặt mắt nhắm, mắt mở bà giật mình nhìn thấy một khúc loóng to ở trên tán, nhưng xem kỹ lại thì ra một con lợn lang trắng đã bị Hổ cán chết. Sau khi tĩnh tâm lại bà cùng cả nhà khẳng định đây là "Nom" mà hổ mẹ trở ơn cứa tử và cứ như thế năm bữa, nửa tháng bà lại nhận được nom hổ. Cho đến bà già chết thì hổ mới thôi biếu nom. Nhưng cũng từ đấy mà dòng họ phạm nhà bà vào rừng không bao giờ gặp hổ. Cảm kính trước nghĩa cả liêu trai này mà dòng họ phạm "Khem Hổ". Những khi gặp phường săn bắn chết Hổ hoặc bẫy được Hổ mọi người đều khóc "Ô hô" và chít khăn tang 3 ngày Truyền thuyết này còn có cả dòng họ Bùi làng Rạch. Họ này không bao giờ sợ hổ, những năm loạn rừng được dòng họ này canh gác các bà mới dám gặt các thửa ruộng ven rừng.

* Thuyết lầm lón làng chợ: Thửa xa xưa dân làng Chợ định cư bên bờ hữu ngạn sông mã nhưng lại có đất đồi bên bờ tả ngạn đối diện với vị trí của làng bên này sông. Nhân dân lang Chợ đều chăn thả trâu, bò bên đồi một vào những ngày hè năng, nóng bọn trẻ chăn trâu trèo lên rặng sung ở bãi lớn để nhảy xuống tắm, bãi lớn thuộc đất làng Chỏ (Lương hòa Cẩm lương), do mải tắm sao nhãng trong coi trâu, bò để trâu bò phá hoại hoa mầu của nhân dân làng Chỏ làm người dân vô cùng bức xúc và tức giận. Họ lẳng lặng làm một cái Mượng to (Đục đơm cá ven sông), Đơn dựng đứng, ngầm dưới nước chỗ vị trí cây sung mà bọ trẻ lang Chợ vẫn hay nhảy xuống tắm. Kết quả là 9 đứa trẻ đã thi nhau nhảy vào Mượng mãi đến đứa thứ 10 Mượng đã đầy nên thoát chết mà chạy về báo với dân làng Chợ. Dân lang Chợ kéo nhau thưa kiện lên quan, quan phán việc 2 làng để cho 2 làng tự giải quyết - Hòa giải. Các vị chức sắc hai làng họp bàn và thống nhất quyết định: Đem một con trâu bạc và đặt một thùng dầu lên lưng trâu bạc lên ngọn đồi Seénh (Sách) là một đồi rất linh thiêng thuộc nhân dân làng Chợ để làm lễ thề với lời thề rằng "Khi thần đồi giết chết trâu bạc, thùng dầu roi xuống đỏ loang tới đâu thì đât làng chợ tới đó, xác trâu bạc vứt ra cửa hón lầm khi nào biến thành hòn đó trắng nổi lên thì thanh niên hai làng mới được lấy nhau và khi nào đồi Sánh có vắt (Đỉa đồi), làng Chỏ có cá rô lên đòng thì mới trả lại đất. Thùng dầu đổ xuống đã lan khắp đến chân làng Chỏ và bãi lầm lón vì thế mà làng chợ có đồi Sánh và bãi lầm lón cho đến ngày hôm nay.

Ngày nay rặng sung vẫn sum suê tán lá bên bờ sông, mà hòn đó trắng không thấy xuất hiện và trải qua bao thế hệ những đôi trai, gái của hai làng vẫn không lấy được nhau, cũng có một vài cặp bất chấp lời thề nhưng hạnh phúc cũng không được bền lâu, chỉ được một thời gian rồi tan vỡ. Sau sự kiện này làng Chợ đã lập đền Âm "Bàn Thề" thuộc chòm giữa để thờ thần công lý đồi Sánh. Năm 1952 phong trào đấu tranh chính trị đền Âm không còn nữa hiện chỉ còn một gành đá trơ gan cùng tuế nguyệt.

*Truyền thuyết đình lang Săm: Đình làn Săm thờ vị thần thành hoàng làng là ông Phượng Tuyền (Họ phạm) là một trong 3 anh em kết nghĩa của đất mương Deenh xưa; ông Phạm Con thành Hoàng làng Sổ, ông Phạm Quyền thành hoàng làng Sẻ. Tương truyền kể rằng ông Phạm Tuyền là một thanh niên cương tráng chưa có vợ, có tài săn bắn, giỏi lấy cỏ nam trị bệnh cứu người. Ông được triều nguyễn phong chức lãnh binh (Thời vui Thành Thái), năm ấy ông về thăm làng nghỉ chưa tại mó đén rồi bị hổ dữ quật chết. Vô cùng thương tiếc ông nhân dân chòm Săm đã lập đền thờ tri ân tôn thờ ông là vị thần thành hoàng làng đình có sắc phong của vua thành thái. Rất tiếc sau bao nhiêu biến cố của lịch sử đến nay đình đã trở thành phế tính, sắc phong mới cũng đã thất lạc. Hiện chỉ còn mọ phần của ông vẫn được nhà ông Vũ Văn Hồng hương khói.

* Truyện lịch sử cách mạng:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Cẩm Bình trở thành căn cứ cách mạng của Đảng và quân đội. Năm 1950 làng Xanh có đoàn cán bọ Trung Ương Lào về gồm hai bộ phận, bộ phận ban ngành ở làng bái Cẩm lương, còn ở lang Xanh là bọ phận chỉ huy theo các cụ già kể lại: thủ trưởng là Ông Chăn khiển trọ nhà ông cổ Biển và một vài đồng chí bảo vệ, một người nữa là phiên dịch: Phạm Văn Chạo người làng Bẹt xã Cẩm Thạch, ông là cán bộ của ta nhưng giỏi tiếng Lào. Phó thủ trưởng là ông Thông Phết và một vài đồng chí bảo vệ trọ tại nhà ông cố Năm và một phó thủ trưởng nữa là Thao Phin một vài đồng chí bảo vệ trọ tại nhà ông cố Tòng. Cả 3 nhà này đều năm ven bờ sông mã đối diện với lang Bái là nơi đóng quân của ban ngành Lào, đoàn ở đó từ tháng 6 - 10 thì chuyển đi. Trong thời gian đóng quân ở làng tình cảm nhân dân giành cho đoàn thật nghĩa tình, nhân dân bù đắp mọi thiếu thốn của cán bộ như với lãnh đạo Đảng, Chính phủ của mình vây, thậm chí họ còn không phân biệt được đây là nhiệm vụ Quốc tế vẻ vang vì. Không biết vì bí mật. Chính vì vậy mà đoàn cán bộ Lào được an toàn tuyệt đối. Sự kiện này để lại cho Đảng bộ và nhân dân xã Cẩm Bình ngày nay bài học về tình đoàn kết thủy chung, trong sáng của Tổ quốc Việt Nam với đất nước Lào anh em.

* Lịch sử làng Xanh và lịch sử Đảng bộ xã Cẩm Bình: 1947 - 2012: Ghi nhận làng xanh là điểm đến và là địa bàn an toàn cho tổ chức Đảng (chi bộ Phan Bội Châu xã Cẩm Bình) và chính quyền cách mạng thời đầu non trẻ. Năm 1952 đơn vị bộ đôi D230 đã về đóng quân ở làng Xanh dể mở đợt chỉnh huấn, bộ đội trọ ở các gia đình: Ông Phạm Đình Đại; Phạm Văn Hiên; Phạm Văn Tòng; phạm Văn Năm; Phạm Văn Biển... Do có điệp ngầm chỉ điểm nên vào trưa ngày 30/6/1952 thực dân Pháp cho máy bay đánh bom hủy diệt vào làng Xanh và làng Đá đình làng sổ trận bom diễn ra trong xuất 5 giờ với 30 chiếc máy bay, bay tầm thấp, bắn súng máy kết hợp với thả bom đã giết chết 24 người dân vô tội chiến khoảng 10% dân số của làng, trong đó có 6 trẻ em, bom còn làm bị thương 5 người và làm chết một số trâu, bòa của nhân dân. Tuy nhiên từ ngày 27 tháng 6 năm 1952 đợ vị bộ đội D230 của ta đã duy chuyển lên làng Chảy xã Cẩm Thạch. Sau trận bom những anh bọ đội cụ Hồ đã lập tức có mặt để cấp cứu, băng bó và sơ cứu cho nhân dân. Đồng thời hướng dẫn nhân dân xã Cẩm Bình đi sơ tán trong mưa bong, Bão đạn, tình quân dân vốn như cá với nước càng trở nên gần gũi máu thịt. Trận bom của thực dân Pháp gây nên tội ác chiến tranh dã man, thổi bùng ngọn lửa căm thù giặc trong nhân dân Cẩm Bình. Ngay sau đó gia đình đã tự sắm quân tư trang động viên con em theo đơn vị D230 và trở thành những anh bộ đội vệ Quốc quân oai hùng.  Ngược lại đồng chí Nguyễn Văn Uyên trở thành con nuôi của cố Đại, Đồng Xuân Khoa con nuôi của cố Tòng.

Phát huy truyền thống căn cứ địa cách mạng, sau này Cẩm Bình còn trở thành nơi đóng quân an toàn tuyệt đối cho đơn vị kho quân khí L822 ở hang lòn, hang phấn xuất cuộc kháng chiến chóng mỹ cứu nước cho dến đại thắng mùa xuân năm 1975. Cẩm Bình ngày nay xứng đánh là đại danh lịch sử cách mạng. Đình làng Xanh, đình làng Vinh, đình làng Sổ xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa tâm linh của các bản mường xã Cẩm Bình.

* Tục ngữ Mường:

- Ăn trạt mời mắt xương méo, ở chôống nhá reo mời hay loóng xương pồ. Dịch: Ăn nhạt mới biết thương Mèo, lấy chồng nhà neo đơn mới biết lòng thương bố, mẹ.

- Khò tứng vội rấu, chấu tứng vội xưng - Chấu mơng, khò xương ông trới còn pơng ti pắt lái. Dịch: Nghèo khó đừng vội âu sầu, có giầu dừng vội xưng khoe, thấy người giầu mà mừng, thấy người khó mà thương, bởi ông trời còn bưng đi, bắt lại.

- Chân say mấn sa hơ reé mà cò, của pồ , mế cho nư tràng pò rò món. Dịch: Chân tay làm ra mới nên giầu có của bố mẹ cho chỉ như chiếc hoa chuối mòn.

- Tềnh Pò dâm như tềnh ôống pác, tềnh vò rarc như tềnh ôống pà. Dịch: Đến bóng râm như đến với Bác, đến mó nước như đến với bá. Nghĩa là đến với Bác sẽ được ít - Chi mình râm mát trối, còng đến với Bá (Bác gái) sẽ được nhiều thứ hơn, được uống nước, được tắm giặt lại còn kiếm được cua, cá, ốc ếch ... ý nói con cháu muốn xin, hoặc vay mượn thì hỏi Bá sẽ rộng lượng hơn.

- Thửa àn mả - Rả đàm. Dịch: Sửa được Mã - Rã đám.

* Dân ca Mường: Người Mường Cẩm Bình xưa chỉ thấy có 2 loại:

- Hát dao duyên: Chỉ nam thanh nữ tú hát đối nhau nhằm thử tài ứng đối và tìm hiểu để chọn vợ, chọn chồng. Có 2 làn.

Điệu hát trao duyên:

+ Trao duyên hát bằng giọng Mường trong của những làng mường bản đại.

+ Trao duyên hát bằng giọng Mường ngoài (Mường có nguồn góc Hòa Bình).

Hai lối hát có khác nhau về sắc nhả chữ, còn nội dung chủ yếu vẫn là trao duyên (Giao duyên).

- Hát xường: Tiếng mường gọi là Veéc Xướng là loại hình văn nghệ truyền thống của người Mường. Ngường ta Veéc Xướng ở các đám mừng, vui như: Lễ hỏi vợ, ra mắt rể, lễ cưới và kể  cả trong lễ pồn pôông, hay mưng tân gia, mừng sinh nhật, mưng lúa mới, mừng năm mới. Tuyệt đối không bao giờ hát Xường trong đám buồn. Người hát Xường giỏi là người có năng khiếu hát hay, nhưng quan trọng là tài diễn Xướng, ứng đáp tức thời chính vì vậy trong xã hội Mường xưa những người hát Xường hay thường có số đào hoa. Nhiều phan hâm mộ như ngôi ca nhạc thời nay vậy.

- Dân ca mới: Sáng tác mới bằng tiếng mường theo làn điệu cải lương Nam bộ:

+ Theo lý cây bông: Hôm Nay măng Veé ùn dâu àn du ơi ùn ơi, nhá ha phui lằm, phui leẻ ơi ùn ơi, khà trênh í như khà tịn, phui là ha đếu phui, khà trênh í như khà tịn, phui là ha đếu phui.

+ Câu 1 vọng cổ: Trở vến quê hương khâu ba năm lình gian khổ, hẩu qua nhá pên kỉa ùn xam í tà bặt dóm, hỏi ró xung quyenh chưa cò ai ngỏ lới, xương ùn rối rỏ mơi cón rưởi moộng xố chăng cho, cho rênh chưa tạm chơm tếu cưa kèn, xương ùn hôm tảy chăng àn, ăn í chăng ngon chỉ mòn yêu phó ! rỏ mơi con cùn trong khấm chưa to. Moộng xô pảo vé ho cho, ho xương ho gả, chăng cần cò cày chi.

+ Lưu thủy hành văn: Ùn săm nay loóng phui như năm mời ... phui lằm pởi  ví nay tà cò du, ì du ý phui seo khà tin, khà trênh măng àn tin í phui chăng kèm. Sật là  ở hiến cho rênh cặp àn duyên lénh, pơỉ ní trở lênh ùn sam, tru bèo, cùn náy, kha têền.

Dịch nghĩa:

+  Được tin hôm nay em cưới vợ, nhà ta vui mừng khôn tả, bản dưới, Mường trên nghe đựơc tin cũng vui theo.

+ Vọng cổ: Trở về quê hương sau 3 năm quân trường gian khổ, cô bé nhà bên ngày nào giờ đã lúng liếng hoa khôi, hỏi xung quanh chưa có ai yêu, anh quyết chí yêu em, nhưng khổ nỗi mẹ anh nuôi lợn chưa kịp to để làm lễ cưới, bố mẹ vợ biết tình ý đó quyết: bố thương, bố gả không cần có lợn to.

+ Lưu thủy, hành văn: Lòng chú em vui như tết bởi vì nay đã cưới được vợ, vợ em cũng vui chẳng kém. Thật là ở hiền nên gặp duyên lành, từ nay gia đình em trâu béo, lợn to, gà nhiều.

(Soạn giả Phạm Long Hưng làng Xanh - Cẩm Bình)

- Thơ mới: Thơ châm biếm bằng tiếng Mường:

Có tép là người Mường tòn (1)

Trưởc tà phải lứa một con khôồng nà (2)

Bà Đoàn với dẫn đến nhà

Không gà tép phải chạy ra thuyền chài

Mua àn con cá cân hai

Đem về nấu với một vài lá rau

Bà Đoàn nói phải một trâu

Tép ta phấn khởi ba trâu cũng làm

Ai ngờ bụng nó gian tham

Ăn rồi nó chẳng có bàn cái chi

Trước khi cắp đít ra đi

Lại còn nói mặt anh rì chăng cò lế àn ho

Bà Đoàn mới hỏi nhỏ to

Trưởc ho măng veé dâu tà cò du

Tép ta mới cười hú hu

Máng thề lẻo rỏ ì ru tứng lằng ./.

(1) Mường tòn ở Thạch Thành.

(2) Khống Nà ở Bá Thước.

(Tác giả Phạm Minh Do - Làng Chợ Cẩm Bình)

* Hát ru Mường:

- Lếu lếu làng làng kỉa con tràng pẳt kha trênh pọt tốn tô, mặc ào lố lố ti tô ào xàm nhám cày ò ủt ới con, pổ tâm lón cho con trở lái, pồ măng xiệt mế măng hái, con trở lái cho pồ, mế nôống, con trở vến chôồng nhà giông, pơi ngáy kháng khầu , trở vến nhá chầu pởi ngáy kháng răm nẳp đôi trăm ti thăm ùn vá cón mải lá piêng cón tang pẻ mún thiếng ti piêng ôống con pôông pào dỏ rạc măt măng rênh dào dào, dỏ lạc mặt măng rênh dào dơ, trở  piến tìn ì chăng rênh, trở piens trên í chăng măng àn.

Dịch: - Lếu lếu làng làng thấy con diều hâu bắt gà trên ngọn đồi tô mặc áo hoa đi đổi áo chàm, khóc chi nữa hỡi em, cha đi trả của cho con gái trở lại, bởi bố thấy thiệt, mẹ thấy hại, con trở lại cho bố mẹ được khỏe, con về nhà chồng từ hồi tháng sáu, tháng năm đem theo đôi trằm (Vòng Bạc) tặng cô em chồng. Em chồng còn mải chơi hội, chơi piêng (Bạn), thương con nhỏ nước mắt rào rào nằm trở sấp cũng không yên, trở ngửa cũng không được.

- Lếu lếu làng lôổc chồng ông chếnh chồng rôổc pền pai món nhà ngái ti rứng vến măng mai xuồng xôồm, xôồm cán hểt rẻ vó thung ti táng rứng rung một mếnh, một trùa,  mặc ào luá con nhá ngái chăng cho, chắn vến ti lo ống pồ, chắn vến ti lồ ống mế. Tói nhá vua, mặc ào vua váng, tói nhá khang mắc ào váng trơi. Pồn mắt trới vến khơi rằng rằng, Pồn mắt trới vến khơi rằng rỏ, rằng chểt một ngón xâu cở ở  khưa khà, rằng chểt một ngón xâu và ở ngoài khưa táng, chểt một lấu eenh chì eenh cháng ngôi pênh pang trêênh tấu rôồng ngứa.

Dịch: Lếu lếu làng lôổc giống ông chếnh chống đò dọc ngược, bến pai người nhà ngài đi rừng về nghe mệt xuống tắm, tắm cạn cả nước mó thung, đi đường truông một mình, bát nhà vua mặc áo vua vàng, bát nhà thao mặc ao vàng thao, bốn mặt trời buổi trưa nắng rát, nắng chết một ngọn cỏ giữa khá, nắng chết ngọc dau má giữa đường, nắng chết mọt người anh chồng đang ngồi penh pang trên lưng ngựa.

* Đồng dao mường:

- Tập pú pù lá lu là lu, tập pú pù lá lu là loóc, tâp pôông poóc lá lu lá lèn, mế tổt tén tềnh hôm, mế tổt tén tềnh tràng, mế lai làng đi puân, mế lại làng đi pàn, pàn táng xa lênh mapú pù (Lên đồng mộng du).

Dịch: Tập pú pù lá lu là loóc, tâp pôông poóc lá lu lá lèn mẹ thắp đèn đến đêm, mẹ đốt đèn đến sáng, mẹ lai láng đi buân, mẹ lai láng đi bán, bán đường xa nên ma pú pù (Lên đồng).

(Đây thực chất là trò chơi lên đồng của con trẻ chăn trâu ngoài đồng)

- Thuổng thuống bà luổng cắt cau, bà lau cắt lèen í ù chắn lẳn roóng roóng hôông roóng róng viềng chắn xa xiềng ôóng pa chạch tóoc.

Dịch: Thuổng thuổng bà luổng cắt cau, bà lau cắt kèn í ù chắn lăn, reo reo hông, reo reo miếng (Miếng đồng để đồ cơm của người mường). Không ra tiếng với chúng tao thì tao chém toốc (vứt đi).

(Đây là lời khấn của lũ trẻ chăn trâu ngoài đồng khi làm kèn dạ để thổi)

- Lung tung pheng lấu leng pẻ cẳp, lấu lẳp ti pơ, lấu lớ tâm sàn, lấu làn tâm phải, lấu ải pẻ chó, lấu có nàng xịt, lâu tịt rỏ ăn, cả lángg ăn xịt.

Dịch: Lung tung pheng thằng lenh làm bẫy kẹp, thằng lắp đi pơ (Đi thăm xem có thú dính bẫy không), thằng lờ đâm sán, thằng lạn đuôn phải, thằng ải bẻ chân, thằng cò làm thịt, thằng tịt không được ăn, cả làng ăn thịt.

* Sự tích loài người ( truyện cổ dân tộc Dao – Bình Sơn): trang 648 – 650 Địa chí huyện Cẩm Thủy – NXB Khoa học xã hội Hà Nội – 2015.

26. Lãnh Đạo lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa:

1. Đ/c Lê Mạnh Lành - Định cư từ Yên Định lên Bình Hoà 2 năm 1963.

2. Đ/c Nguyễn Đăng Tuất - Định cư từ Yên Định lên Bình Hoà 3 năm 1963.

3. Đ/c Nguyễn Tế Độ - Giám đốc lâm trường Cẩm Thuỷ về hưu ở làng Xanh.

4. Đ/c Phạm Văn Công - Phó ty giáo dục tỉnh về hưu tại lang Vinh.

Vào những năm 1943 đồng chí là người giác ngộ cách mạng và đem truyền đơn của Đảng về phát tán ở xã Cẩm Bình. sau cách mạng tháng 8 bác tham gia chỉ đạo phong trào diệt giặc dốt ở huyện, rồi trở thành hiệu trưởng trường bổ túc công nông của tỉnh và trở thành phó ty giáo dục, đào tạo tỉnh Thanh Hoá.

Cả 4 đồng chí lão thành cách mạng tiền khởi thường trú tại xã Cẩm Bình đến nay không còn nữa.

27. Lãnh đạo trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1947 - 1954):

Năm 1950 ở làng Xanh có đoàn cán bọ ở Làovề đóng quân từ thang 6 đến tháng 12 năm 1950. Theo các cụ kể lại đoàn gồm 2 bộ phận.

- Bộ phận ban ban ngành và chiến sỹ đóng quân ở làng Bái Cẩm Lương bên tả ngạn sông mã.

- Đối diện bên này sông là bộ phận chỉ huy thủ trưởng là Ông Chăn khiển trọ nhà ông cổ Biển và một vài đồng chí bảo vệ, một người nữa là phiên dịch: Phạm Văn Chạo người làng Bẹt xã Cẩm Thạch, ông là cán bộ của ta nhưng giỏi tiếng Lào. Phó thủ trưởng là ông Thông Phết và một vài đồng chí bảo vệ trọ tại nhà ông cố Năm và một phó thủ trưởng nữa là Thao Phin một vài đồng chí bảo vệ trọ tại nhà ông cố Tòng.

Các cụ khẳng định đây là đoàn cán bộ Trung ương Lào, nhưng không rõ là lãnh đạo Đảng ay Chính phú, mọi nhu cầu họ đều mua bằng bạc, còn thực phẩm thì các chiến sĩ tổ chức bắt rắn rất giỏi. Họ bắt được nhiều rắn nhốt vào cái đụt của nhà cố biển, khi nướng ăn họ không quyên để phần cho cố và gia đình, kỹ thuật bắt cá bằng tay không ở sông và ở đầm cũng rất tài tình.

Năm 1952 đơn vị bộ đôi D230 đã về đóng quân ở làng Xanh dể mở đợt chỉnh huấn, bộ đội trọ ở các gia đình: Ông Phạm Đình Đại; Phạm Văn Hiên; Phạm Văn Tòng; phạm Văn Năm; Phạm Văn Biển

Địa điểm sinh hoạt và học tập là Đình làng Xanh, ngôi đình này nằm ở chân đồi On dưới sum suê và đồi cây nguyên sinh, đảm bảo bí mật.  Do có điệp ngầm chỉ điểm nên vào trưa ngày 30/6/1952 thực dân Pháp cho máy bay đánh bom đã giết chết 24 người dân.

Tuy nhiên đơn vị D230 đã kịp thời duy chuyển đến làng Chảy xã Cẩm Thạch vào ngày 27 tháng 5 năm 1952 nên được an toàn tuyệt đối.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Tháng 01 năm 1946 xã Thuý Trung được thành lập, đến tháng 12 năm 1946 đổi tên là xã Cẩm Bình