Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038

BÀI TUYÊN TRUYỀN Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ 13 CỦA ĐẢNG

Ngày 19/01/2021 00:00:00

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 13

Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (từ ngày 3 đến 7/2/1930), nhất trí lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi vĩ đại và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại hội của Đảng được coi như một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước, của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường; thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết; cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để phát triển đất nước ta nhanh và bền vững hơn. Đại hội không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991. Đại hội quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026, phương hướng, mục tiêu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa lịch sử.

1.Đại hội XIII đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới.

2. Đại hội XIII quyết định đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới:

Một là, chủ đề Đại hội XIII có sự kế thừa và đổi mới quan trọng

Chủ đề Đại hội XIII là“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Hai là, Báo cáo chính trị Đại hội XIII xác định hệ quan điểm chỉ đạo thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới trong đường lối đổi mới của Đảng giai đoạn tới

Ba là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong xác định mục tiêu

Bốn là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030

Năm là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong xác định các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII

Những nhiệm vụ trọng tâm

(1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh.

(2) Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập

(3) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

(4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế;

(5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân;

(6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đột phá chiến lược

Trong 5 năm tới, để phù hợp với điều kiện, yêu cầu mới cần tập trung vào các đột phá cụ thể sau đây:

(1)Hoàn thiện đồng bộ thể chếphát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

(2)Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

(3)Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội;

BÀI TUYÊN TRUYỀN Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ 13 CỦA ĐẢNG

Đăng lúc: 19/01/2021 00:00:00 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 13

Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (từ ngày 3 đến 7/2/1930), nhất trí lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất trí thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, là cơ sở dẫn đến những thắng lợi vĩ đại và những bước nhảy vọt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 12 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại hội của Đảng được coi như một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước, của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường; thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết; cán bộ, đảng viên, nhân dân ta đặt kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để phát triển đất nước ta nhanh và bền vững hơn. Đại hội không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991. Đại hội quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021-2026, phương hướng, mục tiêu đến năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa lịch sử.

1.Đại hội XIII đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và cơ đồ đất nước sau 35 năm đổi mới.

2. Đại hội XIII quyết định đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới:

Một là, chủ đề Đại hội XIII có sự kế thừa và đổi mới quan trọng

Chủ đề Đại hội XIII là“Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Hai là, Báo cáo chính trị Đại hội XIII xác định hệ quan điểm chỉ đạo thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới trong đường lối đổi mới của Đảng giai đoạn tới

Ba là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong xác định mục tiêu

Bốn là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030

Năm là, tư duy mới, tầm nhìn mới trong xác định các nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII

Những nhiệm vụ trọng tâm

(1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh.

(2) Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập

(3) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

(4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế;

(5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân;

(6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đột phá chiến lược

Trong 5 năm tới, để phù hợp với điều kiện, yêu cầu mới cần tập trung vào các đột phá cụ thể sau đây:

(1)Hoàn thiện đồng bộ thể chếphát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

(2)Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

(3)Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầngđồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội;