Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038

Phấn đấu “về đích” sớm việc số hóa dữ liệu hộ tịch

Ngày 26/11/2024 00:00:00

- Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch (SHDLHT), nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), tạo bước tiến quan trọng để Thanh Hóa hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, hướng đến một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
177d3143241t57815l0.jpg
Xã Đông Văn (Đông Sơn) quan tâm bố trí địa điểm, nơi làm việc, các trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Nỗ lực SHDLHT
Mặc dù huyện Mường Lát đã có nhiều giải pháp trong việc thực hiện SHDLHT. Song, trong quá trình triển khai thực hiện các phần việc, các địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, như: địa hình đồi núi phức tạp, việc phủ sóng Internet còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến quá trình kết nối và cập nhật dữ liệu trực tuyến; một số xã còn thiếu các thiết bị số hóa hiện đại để thực hiện việc quản lý hộ tịch điện tử; người dân sống rải rác ở các bản xa trung tâm, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác; nhiều người sử dụng sim điện thoại không chính chủ, không có địa chỉ email, không có tài khoản ngân hàng... nên công chức tư pháp - hộ tịch mất rất nhiều thời gian hướng dẫn bà con thực hiện đăng nhập, kê khai thông tin để nhập dữ liệu hộ tịch trên nền CSDLQGVDC...
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lại Phạm Sơn, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Mường Lát, cho biết: Trong quá triển khai thực hiện việc SHDLHT, huyện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhưng, với quyết tâm đẩy nhanh tiến trình SHDLHT, đảm bảo theo đúng kế hoạch của tỉnh đề ra; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tập trung nhân lực, khắc phục khó khăn, triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công việc. Tính đến hết tháng 10/2024, huyện Mường Lát đã thực hiện scan, rà soát, đối chiếu, số hóa được 18.125/32.736 dữ liệu số hóa được chuyển chính thức vào hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Huyện đang phấn đấu hoàn thành SHDLHT theo kế hoạch tỉnh giao.
Tính đến hết tháng 10/2024, huyện Lang Chánh đã thực hiện scan, rà soát, đối chiếu, số hóa được 24.926 dữ liệu số hóa được chuyển chính thức vào Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Bà Lê Thị Thiết, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Lang Chánh, cho biết: Trên địa bàn huyện có 43.480 trường hợp đăng ký hộ tịch phải nhập vào CSDLQGVDC. Để hoàn thành việc SHDLHT, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời tổ chức triển khai đến tất cả các xã, thị trấn nhằm tập trung nguồn lực để tiến hành nhập dữ liệu hộ tịch từ các sổ hộ tịch đang được lưu trữ tại phòng tư pháp và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện vào Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp và CSDLQGVDC để làm cơ sở cho việc đồng bộ, làm sạch dữ liệu hộ tịch điện tử và DLQGVDC, đảm bảo đầy đủ, đúng tiến độ.
Trong đó, huyện đã chỉ đạo các địa phương thành lập tổ số hóa sổ hộ tịch để huy động nguồn nhân lực thực hiện số hóa, căn cứ vào số lượng dữ liệu hộ tịch cần số hóa tại địa phương để xác định lộ trình thực hiện theo ngày, tuần, tháng; giao chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể cho thành viên tổ số hóa sổ hộ tịch, các cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện; quan tâm bố trí kinh phí (làm thêm giờ; mua sắm, thuê máy scan; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, máy vi tính...) đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện số hóa sổ hộ tịch tại địa phương. Phấn đấu đến ngày 20/12/2024 tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện phải hoàn thành SHDLHT.
Không chỉ 2 huyện nói trên mà các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực triển khai SHDLHT với nhiều cách làm hiệu quả, như: tập trung vào việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; tích cực triển khai các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến hộ tịch; khẩn trương chuyển đổi dữ liệu từ sổ sách giấy sang hồ sơ điện tử, đặc biệt tập trung vào các trường hợp chưa được đăng ký thông tin đầy đủ trong quá khứ; khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm tình trạng quá tải tại các cơ quan hành chính; cử cán bộ đến tận các thôn, bản để thu thập thông tin và hỗ trợ người dân hoàn tất thủ tục hộ tịch; đào tạo cán bộ có đủ kỹ năng để vận hành hệ thống số hóa, đặc biệt ở cấp xã; thường xuyên tuyên truyền lợi ích của SHDLHT thông qua các phương tiện truyền thông, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng từ phía người dân.
Quyết liệt để thúc đẩy quá trình SHDLHT
Để có các giải pháp đồng bộ trên, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch cụ thể về SHDLHT, đồng thời đặt mục tiêu hoàn thành việc SHDLHT trước ngày 31/12/2024. Giao Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực tham mưu chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai chương trình, xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký và thống kê hộ tịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; thường xuyên rà soát, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt tình hình thực tiễn thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tế thi hành pháp luật về hộ tịch. Sở Tư pháp chủ trì đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hộ tịch cho công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, cấp huyện và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh; chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của công dân khi tiến hành đăng ký các sự kiện hộ tịch; hệ quả pháp lý đối với trường hợp không đăng ký hộ tịch hoặc đăng ký chậm theo quy định của pháp luật,...
177d3143041t46489l0.jpg
Huyện Lang Chánh tập trung nguồn lực phấn đấu đến ngày 20/12/2024 tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện phải hoàn thành SHDLHT.
UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương bố trí địa điểm, nơi làm việc thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác; trang bị máy tính, hệ thống thông tin quản lý hộ tịch điện tử và các trang thiết bị cần thiết (mạng internet, máy photo, máy scan, tủ tài liệu,...), đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; kiện toàn, bố trí công chức có chất lượng, trình độ chuyên môn đảm nhiệm công tác đăng ký hộ tịch... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện công tác đăng ký, thống kê hộ tịch; nhờ đó tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và các sự kiện hộ tịch khác đã tăng đáng kể.
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh tại báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024, tỷ lệ trẻ em sinh ra sống, được đăng ký khai sinh (ĐKKS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2020 là 99,08%; đến năm 2023 là 99,86%. Tỷ lệ trẻ em cư trú trên địa bàn tỉnh được ĐKKS trước 5 tuổi đến năm 2020 là 98,5%; đến năm 2023 là 99,55%. Tỷ lệ dân số cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký và cấp giấy khai sinh đến năm 2020 là 80,05%; đến năm 2023 là 88,15%. Tỷ lệ các trường hợp tử vong xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm được đăng ký khai tử đến năm 2020 là 94,28%; đến năm 2023 là 98,38%. Tỷ lệ các trường hợp tử vong trên địa bàn tỉnh trong năm được thống kê và có nguyên nhân gây tử vong đến năm 2020 là 84,55%; đến năm 2023 là 87,46%. Tỷ lệ các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trên địa bàn tỉnh đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận kết hôn đến năm 2020 là 92,34%; đến năm 2023 là 96,8%...
Từ những giải pháp quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực khắc phục khó khăn của các địa phương và kết quả mang lại không chỉ giúp tỉnh ta đạt mục tiêu sớm “về đích” SHDLHT, mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả quản lý hành chính và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bài và ảnh: Ngân Hà

Phấn đấu “về đích” sớm việc số hóa dữ liệu hộ tịch

Đăng lúc: 26/11/2024 00:00:00 (GMT+7)

- Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch (SHDLHT), nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), tạo bước tiến quan trọng để Thanh Hóa hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số, hướng đến một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho người dân trong việc thực hiện thủ tục hành chính.
177d3143241t57815l0.jpg
Xã Đông Văn (Đông Sơn) quan tâm bố trí địa điểm, nơi làm việc, các trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.
Nỗ lực SHDLHT
Mặc dù huyện Mường Lát đã có nhiều giải pháp trong việc thực hiện SHDLHT. Song, trong quá trình triển khai thực hiện các phần việc, các địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn, như: địa hình đồi núi phức tạp, việc phủ sóng Internet còn gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng đến quá trình kết nối và cập nhật dữ liệu trực tuyến; một số xã còn thiếu các thiết bị số hóa hiện đại để thực hiện việc quản lý hộ tịch điện tử; người dân sống rải rác ở các bản xa trung tâm, gây khó khăn trong việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác; nhiều người sử dụng sim điện thoại không chính chủ, không có địa chỉ email, không có tài khoản ngân hàng... nên công chức tư pháp - hộ tịch mất rất nhiều thời gian hướng dẫn bà con thực hiện đăng nhập, kê khai thông tin để nhập dữ liệu hộ tịch trên nền CSDLQGVDC...
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lại Phạm Sơn, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Mường Lát, cho biết: Trong quá triển khai thực hiện việc SHDLHT, huyện còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhưng, với quyết tâm đẩy nhanh tiến trình SHDLHT, đảm bảo theo đúng kế hoạch của tỉnh đề ra; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tập trung nhân lực, khắc phục khó khăn, triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công việc. Tính đến hết tháng 10/2024, huyện Mường Lát đã thực hiện scan, rà soát, đối chiếu, số hóa được 18.125/32.736 dữ liệu số hóa được chuyển chính thức vào hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Huyện đang phấn đấu hoàn thành SHDLHT theo kế hoạch tỉnh giao.
Tính đến hết tháng 10/2024, huyện Lang Chánh đã thực hiện scan, rà soát, đối chiếu, số hóa được 24.926 dữ liệu số hóa được chuyển chính thức vào Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp. Bà Lê Thị Thiết, Trưởng Phòng Tư pháp huyện Lang Chánh, cho biết: Trên địa bàn huyện có 43.480 trường hợp đăng ký hộ tịch phải nhập vào CSDLQGVDC. Để hoàn thành việc SHDLHT, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời tổ chức triển khai đến tất cả các xã, thị trấn nhằm tập trung nguồn lực để tiến hành nhập dữ liệu hộ tịch từ các sổ hộ tịch đang được lưu trữ tại phòng tư pháp và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện vào Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung của Bộ Tư pháp và CSDLQGVDC để làm cơ sở cho việc đồng bộ, làm sạch dữ liệu hộ tịch điện tử và DLQGVDC, đảm bảo đầy đủ, đúng tiến độ.
Trong đó, huyện đã chỉ đạo các địa phương thành lập tổ số hóa sổ hộ tịch để huy động nguồn nhân lực thực hiện số hóa, căn cứ vào số lượng dữ liệu hộ tịch cần số hóa tại địa phương để xác định lộ trình thực hiện theo ngày, tuần, tháng; giao chỉ tiêu, trách nhiệm cụ thể cho thành viên tổ số hóa sổ hộ tịch, các cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện; quan tâm bố trí kinh phí (làm thêm giờ; mua sắm, thuê máy scan; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, máy vi tính...) đảm bảo cơ sở vật chất để thực hiện số hóa sổ hộ tịch tại địa phương. Phấn đấu đến ngày 20/12/2024 tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện phải hoàn thành SHDLHT.
Không chỉ 2 huyện nói trên mà các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực triển khai SHDLHT với nhiều cách làm hiệu quả, như: tập trung vào việc nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; tích cực triển khai các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến hộ tịch; khẩn trương chuyển đổi dữ liệu từ sổ sách giấy sang hồ sơ điện tử, đặc biệt tập trung vào các trường hợp chưa được đăng ký thông tin đầy đủ trong quá khứ; khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm tình trạng quá tải tại các cơ quan hành chính; cử cán bộ đến tận các thôn, bản để thu thập thông tin và hỗ trợ người dân hoàn tất thủ tục hộ tịch; đào tạo cán bộ có đủ kỹ năng để vận hành hệ thống số hóa, đặc biệt ở cấp xã; thường xuyên tuyên truyền lợi ích của SHDLHT thông qua các phương tiện truyền thông, tạo sự đồng thuận và hưởng ứng từ phía người dân.
Quyết liệt để thúc đẩy quá trình SHDLHT
Để có các giải pháp đồng bộ trên, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch cụ thể về SHDLHT, đồng thời đặt mục tiêu hoàn thành việc SHDLHT trước ngày 31/12/2024. Giao Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan thường trực tham mưu chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai chương trình, xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký và thống kê hộ tịch trên địa bàn tỉnh để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; thường xuyên rà soát, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm bắt tình hình thực tiễn thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện; trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật phù hợp với thực tế thi hành pháp luật về hộ tịch. Sở Tư pháp chủ trì đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hộ tịch cho công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, cấp huyện và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh; chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các địa phương tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của công dân khi tiến hành đăng ký các sự kiện hộ tịch; hệ quả pháp lý đối với trường hợp không đăng ký hộ tịch hoặc đăng ký chậm theo quy định của pháp luật,...
177d3143041t46489l0.jpg
Huyện Lang Chánh tập trung nguồn lực phấn đấu đến ngày 20/12/2024 tất cả các đơn vị trên địa bàn huyện phải hoàn thành SHDLHT.
UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương bố trí địa điểm, nơi làm việc thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác; trang bị máy tính, hệ thống thông tin quản lý hộ tịch điện tử và các trang thiết bị cần thiết (mạng internet, máy photo, máy scan, tủ tài liệu,...), đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; kiện toàn, bố trí công chức có chất lượng, trình độ chuyên môn đảm nhiệm công tác đăng ký hộ tịch... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện công tác đăng ký, thống kê hộ tịch; nhờ đó tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn và các sự kiện hộ tịch khác đã tăng đáng kể.
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh tại báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024, tỷ lệ trẻ em sinh ra sống, được đăng ký khai sinh (ĐKKS) trên địa bàn tỉnh từ năm 2017 đến năm 2020 là 99,08%; đến năm 2023 là 99,86%. Tỷ lệ trẻ em cư trú trên địa bàn tỉnh được ĐKKS trước 5 tuổi đến năm 2020 là 98,5%; đến năm 2023 là 99,55%. Tỷ lệ dân số cư trú trên địa bàn tỉnh được đăng ký và cấp giấy khai sinh đến năm 2020 là 80,05%; đến năm 2023 là 88,15%. Tỷ lệ các trường hợp tử vong xảy ra trên địa bàn tỉnh trong năm được đăng ký khai tử đến năm 2020 là 94,28%; đến năm 2023 là 98,38%. Tỷ lệ các trường hợp tử vong trên địa bàn tỉnh trong năm được thống kê và có nguyên nhân gây tử vong đến năm 2020 là 84,55%; đến năm 2023 là 87,46%. Tỷ lệ các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trên địa bàn tỉnh đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận kết hôn đến năm 2020 là 92,34%; đến năm 2023 là 96,8%...
Từ những giải pháp quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực khắc phục khó khăn của các địa phương và kết quả mang lại không chỉ giúp tỉnh ta đạt mục tiêu sớm “về đích” SHDLHT, mà còn góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả quản lý hành chính và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bài và ảnh: Ngân Hà