Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038

Ngày 1/5 Quốc tế Lao động: Lịch sử, ý nghĩa.

Ngày 26/04/2024 00:00:00

Ngày 1/5 Quốc tế Lao động: Lịch sử, ý nghĩa & lịch nghỉ 2024

Vào khoảng cuối tháng 4 mọi người đã có chút nôn nao chuẩn bị cho 1 kỳ nghỉ lễ dài của đất nước, đó là kỳ nghỉ 30/4 – 1/5. Trong khi 30/4 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì ngày 1/5 là ngày gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Từ những năm 1800s, người lao động đã đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình

Từ những năm 1800, người lao động đã luôn có ý thức đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình (Ảnh: sưu tầm)

Trong cuộc đấu tranh giữa các công ty tư bản và người lao động, vấn đề thời gian lao động được mang ra tranh luận nhiều nhất. Bạn có biết rằng để có được khung giờ làm việc 8 giờ/ngày như hiện nay, nhân dân lao động đã phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi, trả giá bằng mồ hôi, công sức hay thậm chí là tính mạng.Ngày 1/5được xem như ngày lễ quan trọng ghi nhận công lao của họ.

1. Lịch sử ngày 1/5 – ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ nước Mỹ

Ngày 1/5 là ngày gì?Ngày 1/5 được biết đến là ngày Quốc tế Lao động với lịch sử bắt nguồn từ thành phố Chicago nước Mỹ. Lùi về bối cảnh lịch sử hồi thế kỷ 19, công nhân lao động tại thành phố này đã bị bóc lột hết sức nặng nề. Họ bị các ông chủ ép phải làm việc từ 14 – 18 giờ mỗi ngày và chịu sự phân biệt đối xử nhất định. Cụ thể, khối lượng công việc giao cho phụ nữ và đàn ông tương đương nhau nhưng đồng lương của phụ nữ lại không bằng một nửa. Thậm chí trẻ em cũng phải lao động đến 12 giờ mỗi ngày.

Nhân dân lao động đã từng phải làm việc rất vất vả cho các xí nghiệp tư bản

Nhân dân lao động đã từng phải làm việc rất vất vả cho các xí nghiệp tư bản (Ảnh: sưu tầm)

Đến năm 1868, mặc dù Mỹ đã thông qua đạo luật ngày làm việc 8 giờ nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn không chịu thay đổi. Luật chỉ mang tính chất “tượng trưng” còn công nhân của họ vẫn phải làm việc tối thiểu 11 – 12 giờ/ngày.Đó là lý do vào ngày 1/5/1868, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tổ chức cuộc bãi công hàng loạt để yêu cầu chủ xí nghiệp rút ngắn thời gian làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

Sau 2 ngày cuộc bãi công đã thu hút hơn 6000 công nhân tham gia. Thế nhưng, họ đã bị cảnh sát đàn áp dữ dội khiến cho 9 người bị giết, 50 người bị thương nặng gây chấn động dư luận lúc bây giờ.

Ngày 4/5/1868, cuộc biểu tình khổng lồ đã diễn ra để chống lại cảnh sát khiến hơn 200 người thiệt mạng và bị thương. Để tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động trên thế giới, năm 1889 Đại hội thành lập Quốc tế thứ II đã thống nhất chọn ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế Lao động.

Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi diễn ra sôi nổi của người dân lao động

Các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người dân lao động đã diễn ra sôi nổi vào giữa năm 1868 (Ảnh: sưu tầm)

2. Ý nghĩa ngày 1/5 – ngày hội của người lao động toàn thế giới

Ngày 1/5 là một ngày đặc biệt ý nghĩa bởi nó đại diện cho sự thắng lợi của giai cấp công nhân (tầng lớp bị coi là “thấp cổ bé họng trong xã hội) vì đã đoàn kết đứng lên đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.Việc ghi nhận và tổ chức nghỉ lễ, kỷ niệm ngày này cũng là cách các chính phủ tôn vinh, biểu dương lực lượng lao động trong xã hội. Họ vừa là giai cấp đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của đất nước, vừa là những người kiên cường dám đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ.

3. Ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XX, chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền bá cho nhân dân cả nước hiểu rõ và hưởng ứng ngày 1/5. Ngày 18/02/1946, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 22c đưa ngày 1/5 trở thành một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Theo đó, theo quy định người dân lao động sẽ được nghỉ 01 ngày nguyên lương.

Ngày nay tại thời bình, ngày lễ 1/5 luôn được nhân dân Việt Nam hưởng ứng sôi nổi vì đây cũng gần với thời điểm toàn dân ăn mừng chiến thắng 30/4 ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – một dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Tinh thần ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt

Ngày 1/5 cũng là một trong những ngày lễ chính của Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)

Ngày 1/5 Quốc tế Lao động: Lịch sử, ý nghĩa.

Đăng lúc: 26/04/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 1/5 Quốc tế Lao động: Lịch sử, ý nghĩa & lịch nghỉ 2024

Vào khoảng cuối tháng 4 mọi người đã có chút nôn nao chuẩn bị cho 1 kỳ nghỉ lễ dài của đất nước, đó là kỳ nghỉ 30/4 – 1/5. Trong khi 30/4 là ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì ngày 1/5 là ngày gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Từ những năm 1800s, người lao động đã đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình

Từ những năm 1800, người lao động đã luôn có ý thức đấu tranh đòi quyền lợi cho chính mình (Ảnh: sưu tầm)

Trong cuộc đấu tranh giữa các công ty tư bản và người lao động, vấn đề thời gian lao động được mang ra tranh luận nhiều nhất. Bạn có biết rằng để có được khung giờ làm việc 8 giờ/ngày như hiện nay, nhân dân lao động đã phải đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi, trả giá bằng mồ hôi, công sức hay thậm chí là tính mạng.Ngày 1/5được xem như ngày lễ quan trọng ghi nhận công lao của họ.

1. Lịch sử ngày 1/5 – ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ nước Mỹ

Ngày 1/5 là ngày gì?Ngày 1/5 được biết đến là ngày Quốc tế Lao động với lịch sử bắt nguồn từ thành phố Chicago nước Mỹ. Lùi về bối cảnh lịch sử hồi thế kỷ 19, công nhân lao động tại thành phố này đã bị bóc lột hết sức nặng nề. Họ bị các ông chủ ép phải làm việc từ 14 – 18 giờ mỗi ngày và chịu sự phân biệt đối xử nhất định. Cụ thể, khối lượng công việc giao cho phụ nữ và đàn ông tương đương nhau nhưng đồng lương của phụ nữ lại không bằng một nửa. Thậm chí trẻ em cũng phải lao động đến 12 giờ mỗi ngày.

Nhân dân lao động đã từng phải làm việc rất vất vả cho các xí nghiệp tư bản

Nhân dân lao động đã từng phải làm việc rất vất vả cho các xí nghiệp tư bản (Ảnh: sưu tầm)

Đến năm 1868, mặc dù Mỹ đã thông qua đạo luật ngày làm việc 8 giờ nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn không chịu thay đổi. Luật chỉ mang tính chất “tượng trưng” còn công nhân của họ vẫn phải làm việc tối thiểu 11 – 12 giờ/ngày.Đó là lý do vào ngày 1/5/1868, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tổ chức cuộc bãi công hàng loạt để yêu cầu chủ xí nghiệp rút ngắn thời gian làm việc theo đúng quy định của pháp luật.

Sau 2 ngày cuộc bãi công đã thu hút hơn 6000 công nhân tham gia. Thế nhưng, họ đã bị cảnh sát đàn áp dữ dội khiến cho 9 người bị giết, 50 người bị thương nặng gây chấn động dư luận lúc bây giờ.

Ngày 4/5/1868, cuộc biểu tình khổng lồ đã diễn ra để chống lại cảnh sát khiến hơn 200 người thiệt mạng và bị thương. Để tôn vinh tinh thần đoàn kết của nhân dân lao động trên thế giới, năm 1889 Đại hội thành lập Quốc tế thứ II đã thống nhất chọn ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế Lao động.

Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi diễn ra sôi nổi của người dân lao động

Các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của người dân lao động đã diễn ra sôi nổi vào giữa năm 1868 (Ảnh: sưu tầm)

2. Ý nghĩa ngày 1/5 – ngày hội của người lao động toàn thế giới

Ngày 1/5 là một ngày đặc biệt ý nghĩa bởi nó đại diện cho sự thắng lợi của giai cấp công nhân (tầng lớp bị coi là “thấp cổ bé họng trong xã hội) vì đã đoàn kết đứng lên đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình.Việc ghi nhận và tổ chức nghỉ lễ, kỷ niệm ngày này cũng là cách các chính phủ tôn vinh, biểu dương lực lượng lao động trong xã hội. Họ vừa là giai cấp đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của đất nước, vừa là những người kiên cường dám đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ.

3. Ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại Việt Nam

Tại Việt Nam, từ những năm đầu thế kỷ XX, chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền bá cho nhân dân cả nước hiểu rõ và hưởng ứng ngày 1/5. Ngày 18/02/1946, Bác Hồ đã ký sắc lệnh số 22c đưa ngày 1/5 trở thành một trong những ngày lễ chính thức của nước ta. Theo đó, theo quy định người dân lao động sẽ được nghỉ 01 ngày nguyên lương.

Ngày nay tại thời bình, ngày lễ 1/5 luôn được nhân dân Việt Nam hưởng ứng sôi nổi vì đây cũng gần với thời điểm toàn dân ăn mừng chiến thắng 30/4 ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước – một dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

Tinh thần ngày Quốc tế lao động 1/5 bất diệt

Ngày 1/5 cũng là một trong những ngày lễ chính của Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)