Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038

Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa giữ gìn nghề thêu của đồng bào Dao

Ngày 07/10/2023 00:00:00

(CLO) Vào các dịp tết đến, xuân về, hay vào các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động của địa phương, bà con dân tộc Dao ở Cẩm Thủy lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc rực rỡ.

Gìn giữ nghề thêu như báu vật

Thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có 170 hộ với 570 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều năm qua, ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở thôn đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ nghề thêu truyền thống của ông cha; động viên, khuyến khích các gia đình có con em khi xây dựng gia đình, trong ngày lễ thành hôn mặc sắc phục của dân tộc mình.

cam thuy thanh hoa giu gin nghe theu cua dong bao dao hinh 1

Phụ nữ dân tộc Dao, thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Các tổ chức, đoàn thể cũng mở nhiều lớp truyền dạy kỹ thuật thêu trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ. Với phương châm người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết, nhiều phụ nữ trong thôn Bình Yên đã tích cực hơn trong việc học thêu trang phục của dân tộc mình và có thêm thu nhập từ nghề thêu.

Theo các cụ cao niên người Dao ở huyện Cẩm Thủy, nghề thêu không biết có từ bao giờ nhưng phụ nữ dân tộc Dao khi đến tuổi trưởng thành đều thêu thành thạo trang phục cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Trên trang phục, dây thắt lưng, khăn đội đầu, yếm của người Dao gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày đều có họa tiết, hoa văn thêu trang trí.

Các đường nét thêu thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao như con chim, cây lá, bông hoa... Nhiều đời nay, người Dao luôn gìn giữ nghề thêu như “báu vật” của mình.

Bà Triệu Thị Hợp (55 tuổi) ở xã Cẩm Bình cho biết, từ nhỏ, bà đã luôn được mẹ căn dặn là con gái Dao phải biết thêu thùa. Năm 15 tuổi bà đã tự tay thêu trang phục cho mình và gia đình.

Với trách nhiệm của mình, tôi đã vận động chị em trong thôn dạy và học nghề thêu. Ban đầu nhiều chị em chưa mặn mà, nhưng qua thời gian học và hiểu giá trị của việc gìn giữ nghề truyền thống, đã tích cực tham gia truyền nghề cho những người chưa biết.

Hướng tới sản phẩm hàng hóa

Ông Đỗ Viết Liên, Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết, toàn xã có hơn 1.000 người dân tộc Dao, sinh sống tại các thôn Bình Yên, Bình Sơn. Hiện nay, đồng bào dân tộc Dao còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt truyền thống.

Nhiều chị em người Dao tự thêu trang phục cho các thành viên trong gia đình để mặc vào các dịp lễ, tết. Đặc biệt, nhiều hộ còn nhận các đơn hàng thêu trang phục, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Xã Cẩm Bình đang tích cực liên hệ với các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm thêu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Dao, ông Liên cho hay.

Với bàn tay khéo léo của mình, phụ nữ dân tộc Dao ở Cẩm Bình đã sáng tạo ra những bộ trang phục, vật dụng mang đậm hồn cốt văn hóa truyền thống của ông cha.

Vào các dịp tết đến, xuân về, hay vào các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động của địa phương, bà con dân tộc Dao lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc rực rỡ. Đây chính là tín hiệu tích cực trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Cẩm Bình nói riêng , huyện Cẩm Thủy nói chung.

IMG_2581.jpg

Mặc dù nghề dệt hay thêu chưa mang lại nguồn thu nhập đáng kể, nhưng hiện nay đồng bào dân tộc Dao ở Cẩm Bình nói riêng và dân tộc Dao ở Cẩm Thủy nói chung đã và đang có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Cẩm Thủy đưa sản phẩm dệt của đồng bào trở thành hàng hóa, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, ông Vũ Xuân Phúc, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Thủy cho biết.

Thế Vũ

Cẩm Bình, Cẩm Thủy, Thanh Hóa giữ gìn nghề thêu của đồng bào Dao

Đăng lúc: 07/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

(CLO) Vào các dịp tết đến, xuân về, hay vào các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động của địa phương, bà con dân tộc Dao ở Cẩm Thủy lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc rực rỡ.

Gìn giữ nghề thêu như báu vật

Thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có 170 hộ với 570 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Dao.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều năm qua, ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở thôn đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân gìn giữ nghề thêu truyền thống của ông cha; động viên, khuyến khích các gia đình có con em khi xây dựng gia đình, trong ngày lễ thành hôn mặc sắc phục của dân tộc mình.

cam thuy thanh hoa giu gin nghe theu cua dong bao dao hinh 1

Phụ nữ dân tộc Dao, thôn Bình Yên, xã Cẩm Bình giữ gìn nghề thêu trang phục truyền thống. Ảnh: Báo Thanh Hóa

Các tổ chức, đoàn thể cũng mở nhiều lớp truyền dạy kỹ thuật thêu trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ. Với phương châm người già dạy cho người trẻ, người biết nhiều dạy cho người chưa biết, nhiều phụ nữ trong thôn Bình Yên đã tích cực hơn trong việc học thêu trang phục của dân tộc mình và có thêm thu nhập từ nghề thêu.

Theo các cụ cao niên người Dao ở huyện Cẩm Thủy, nghề thêu không biết có từ bao giờ nhưng phụ nữ dân tộc Dao khi đến tuổi trưởng thành đều thêu thành thạo trang phục cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Trên trang phục, dây thắt lưng, khăn đội đầu, yếm của người Dao gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày đều có họa tiết, hoa văn thêu trang trí.

Các đường nét thêu thể hiện tín ngưỡng, phong tục, tập quán của người Dao như con chim, cây lá, bông hoa... Nhiều đời nay, người Dao luôn gìn giữ nghề thêu như “báu vật” của mình.

Bà Triệu Thị Hợp (55 tuổi) ở xã Cẩm Bình cho biết, từ nhỏ, bà đã luôn được mẹ căn dặn là con gái Dao phải biết thêu thùa. Năm 15 tuổi bà đã tự tay thêu trang phục cho mình và gia đình.

Với trách nhiệm của mình, tôi đã vận động chị em trong thôn dạy và học nghề thêu. Ban đầu nhiều chị em chưa mặn mà, nhưng qua thời gian học và hiểu giá trị của việc gìn giữ nghề truyền thống, đã tích cực tham gia truyền nghề cho những người chưa biết.

Hướng tới sản phẩm hàng hóa

Ông Đỗ Viết Liên, Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình cho biết, toàn xã có hơn 1.000 người dân tộc Dao, sinh sống tại các thôn Bình Yên, Bình Sơn. Hiện nay, đồng bào dân tộc Dao còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt truyền thống.

Nhiều chị em người Dao tự thêu trang phục cho các thành viên trong gia đình để mặc vào các dịp lễ, tết. Đặc biệt, nhiều hộ còn nhận các đơn hàng thêu trang phục, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Xã Cẩm Bình đang tích cực liên hệ với các doanh nghiệp, tìm đầu ra cho sản phẩm thêu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc Dao, ông Liên cho hay.

Với bàn tay khéo léo của mình, phụ nữ dân tộc Dao ở Cẩm Bình đã sáng tạo ra những bộ trang phục, vật dụng mang đậm hồn cốt văn hóa truyền thống của ông cha.

Vào các dịp tết đến, xuân về, hay vào các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động của địa phương, bà con dân tộc Dao lại khoác lên mình bộ trang phục truyền thống với nhiều màu sắc rực rỡ. Đây chính là tín hiệu tích cực trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở Cẩm Bình nói riêng , huyện Cẩm Thủy nói chung.

IMG_2581.jpg

Mặc dù nghề dệt hay thêu chưa mang lại nguồn thu nhập đáng kể, nhưng hiện nay đồng bào dân tộc Dao ở Cẩm Bình nói riêng và dân tộc Dao ở Cẩm Thủy nói chung đã và đang có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Đây là tiền đề quan trọng để huyện Cẩm Thủy đưa sản phẩm dệt của đồng bào trở thành hàng hóa, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, ông Vũ Xuân Phúc, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Cẩm Thủy cho biết.

Thế Vũ