Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
226038

Mục sở thị Tết năm cùng của người Dao quần chẹt Cẩm Bình, Cẩm Thủy

Ngày 07/10/2023 00:00:00

(NLĐO)- Cứ sau mỗi vụ mùa, khi Tết nguyên đán cận kề, đồng bào dân tộc Dao ở Thanh Hóa lại giết lợn, mổ gà để ăn Tết năm cùng - một phong tục độc đáo có từ bao đời nay.

Những ngày cận kềTết cổ truyền, nếu có dịp về các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), nơi cóđồng bào dân tộcDao sinh sống, chúng ta sẽ được sống trong không khí ngập tràn sức xuân, ngất ngây trong men rượu ngô ngày Tết năm cùng - một trong những ngày lễ, phong tục quan trọng nhất của đồng bào Dao quần chẹt.

Tết năm cùng là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Tết năm cùng là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Cả làng cùng làm Tết

Theo lịch sử phát triển và hình thành của cộng đồng dân tộc tỉnh Thanh Hóa thìngười Daoquần chẹt di cư từ các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh… vào tỉnh này hơn 100 năm trước. Họ thường sống du canh, du cư trên các đỉnh núi cao. Tuy nhiên, được sự vận động của chính quyền địa phương, người Dao đã xuống núi định cư ổn định và sinh sống hòa đồng cùng với nhiều dân tộc bản địa khác.

Người Dao có rất nhiều các phong tục độc đáo như tục cấp sắc, Tết năm cùng… Trong đó, Tết năm cùng được xem là một nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện tình cảm gắn bó của anh em trong dòng họ vàtình đoàn kếtcủa cộng đồng người Dao.

Theo phong tục, từ đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, đồng bào người Dao sẽ mổ lợn, giết gà, ngan để ăn Tết năm cùng. Ông Dương Hồng Lượng, Trưởng thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), cho biết tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để tổ chức một cái Tết to, nhỏ khác nhau. “Đây là dịp để anh em họ hàng tập trung nhau lại để góp cỗ làm Tết, nhà ai có gì góp nấy, nhưng quan trọng nhất là nhà trưởng họ. Từ đầu tháng 9 Âm lịch, trưởng họ phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ. Nếu năm nào họ hàng và bạn bè đến đông thì Tết được xem là đầm ấm, đông vui”- ông Lượng chia sẻ.

Trong lễ Tết năm cùng, có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm là thịt lợn, gà và bánh dày. Lợn phải mổ nguyên cả con, đầu lợn được dùng để làm lễ cúng, phần còn lại được chế biến thành các món ăn. Tùy vào điều kiện và vị thế (chức sắc) của gia đình, dòng họ để làm Tết to hay nhỏ, vì người càng có chức sắc trong làng thì ngoài mời anh em dòng họ đến ăn Tết còn phải mời cả làng tới chung vui cùng gia đình.

Để mổ lợn, từ sáng sớm, những thanh niên khoẻ mạnh, nhiệt tình trong dòng họ đều được trưởng họ huy động đến để đi bắt lợn, mổ lợn và tham gia vào việc giã bánh dày. Bánh dày được làm từ gạo nếp đồ thành xôi chín, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn rồi sau đó nặn thành từng chiếc bánh tròn vừa ăn.

Ông Dương Kim Khoa (thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình) cho biết cũng như mọi năm, năm nay gia đình cũng chọn được ngày đẹp và mời thấy cúng đến làmlễ Tếtcho gia đình. “Năm nay gia đình cũng mổ 1 con lợn 1 tạ để báo công với trời đất, ông bà ông vải và cho bà con biết trong năm qua gia đình làm ăn thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để con cháu đi làm ăn xa về được đoàn tụ, là dịp để anh họ hàng, làng xóm thắt chặt tình đoàn kết”- ông Khoa chia sẻ.

Làm Tết phụ thuộc… thầy cúng

Theo các cụ cao tuổi thôn Bình Sơn, để tổ chứcTết năm cùng, người dân trong làng phải gặp thầy cúng (thầy mo) để xin ngày và trong lễ cúng bắt buộc phải có 3 thầy mo thì gia đình mới làm Tết năm cùng được. Việc làm Tết diễn ra rải rác từ ngày mừng 1 cho đến ngày 26 - 27 tháng 12 Âm lịch. “Để làm được Tết năm cùng, gia đình đó phải có bàn thờ tổ và bàn thờ con. Bàn thờ tổ thường những người cao tuổi và có chức sắc trong dòng họ, bàn thờ nhỏ là gia đình có vị thế trong họ và là con trai. Trong ngày Tết năm cùng, nếu ai không có 2 bàn thờ trên thì không được làm Tết mà phải góp về dòng họ có bàn thờ tổ để cùng ăn Tết” - trưởng thôn Bình Sơn cho biết.

Cũng theo vị trưởng thôn, hiện trong làng có 27 nhà thờ tổ và 6 nhà thờ con. Mỗi gia đình, dòng họ sẽ làm Tết 1 ngày (nhiều lắm 2 gia đình) nên ở Bình Sơn khoảng 1 tháng trướcTết nguyên đán,ngày nào cũng có người làm Tết năm cùng.

Ông Bàn Hồng Nguyên (68 tuổi), là người có hơn 20 năm làm nghề thầy mo, cho biết Tết năm cùng có từ lâu rồi, ông không biết từ đời nào nhưng ngày nhỏ đã thấy bố mẹ làm Tết mời dòng họ, làng xóm. “Để làm Tết phải xin ngày, khi thầy cúng đồng ý ngày nào thì gia đình làm Tết phải chuẩn sẵn mọi thứ. Tết này bắt buộc phải có 3 thầy cúng. Khi lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, 3 thầy cúng sẽ ngồi vào 3 bàn thờ để cúng. Bài cúng chủ yếu thông báo cho gia tiên, ông Tam đại và ông bà ông vải biết được 1 năm qua làm ăn thế nào và cầu cho năm mới làm ăn được thuận lợi, bình an” - ông Nguyên nói.

Cũng theo ông Nguyên thìthầy cúngcó chức sắc nhất đứng trước bàn thờ tổ cầm “gậy thần” và một cành lá tươi, đại diện cho gia chủ báo cáo một năm lao động và xin gia tiên phù hộ cho một năm mới làm ăn mưa thuận gió hòa. Sau khi cành lá được thầy cúng cắm ra trước cửa thì lần lượt các thầy cúng khác kế tiếp nhau vào làm lễ với thời gian dài từ 1 tiếng rưỡi hoặc 2 giờ đồng hồ.

Lễ vật sau khi cúng xong sẽ được chia đều rồi bày lên lá chuối tươi để cả dòng họ, làng xóm cùng ăn Tết. Khi mâm cỗ được bày ra, người lớn tuổi có chức sắc cao nhất trong họ, trong làng sẽ ngồi mâm trên và được phép ăn trước. Trong mâm cỗ, có 1 món canh không thể thiếu, đó là món canh được làm từ cây chuối non, thái mỏng, băm vừa phải sau đó bóp với muối rồi dùng nước luộc thịt đang còn nóng đổ vào để làm canh. Món này ăn kèm với thịt luộc vừa bùi, vừa ngon ngọt mà chẳng ở đâu có.

Điều đặc biệt trong cái Tết năm cùng của người Dao là không ai ép nhau uống rượu, ai uống được thì uống, không uống được thì ăn cơm nên trong ngày Tết của đồng bào này rất ít khi có người say rượu. Tết vì thế luôn diễn ra đầm ấm, hạnh phúc từ đời này qua đời khác.

Công đoạn đầu tiên là chọn 1 con lợn to, béo để mổ thịt

Công đoạn đầu tiên là chọn 1 con lợn to, béo để mổ thịt

Đầu lợn sẽ được luộc chín dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên, thần linh

Đầu lợn sẽ được luộc chín dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên, thần linh

Gà cũng là đồ lễ không thể thiếu trong ngày Tết năm cùng

Gà cũng là đồ lễ không thể thiếu trong ngày Tết năm cùng

Tiếp đến là món bánh dày

Tiếp đến là món bánh dày

Bánh dày được làm từ gạo nếp ngon, đồ chín...

Bánh dày được làm từ gạo nếp ngon, đồ chín...

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2017/img-9123-1485068179184.jpg

...sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn để làm bánh

...sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn để làm bánh

Sau khi đầu lợn và gà đã được luộc chín sẽ bày lên bàn thờ để các thầy cúng bắt đầy lễ cúng báo công với thần linh, tiên tổ

Sau khi đầu lợn và gà đã được luộc chín sẽ bày lên bàn thờ để các thầy cúng bắt đầy lễ cúng báo công với thần linh, tiên tổ

Phần còn lại của con lợn sẽ được chế biến thành các món ăn khác nhauPhần còn lại của con lợn sẽ được chế biến thành các món ăn khác nhau

Sau đó, từng món ăn khác nhau được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn những tàu lá chuối

Sau đó, từng món ăn khác nhau được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn những tàu lá chuối

Khi lễ cúng xong, cỗ sẽ được bày ra. Những người cao tuổi, có chức sắc trong họ, trong làng sẽ được ngồi mâm trên và ăn trước

Khi lễ cúng xong, cỗ sẽ được bày ra. Những người cao tuổi, có chức sắc trong họ, trong làng sẽ được ngồi mâm trên và ăn trước

Tiếp đến là những người đàn ông trong gia đình, dòng họ, xóm làng. Tết năm cùng của người Dao nếu càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

Tiếp đến là những người đàn ông trong gia đình, dòng họ, xóm làng. Tết năm cùng của người Dao nếu càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

Các em nhỏ cũng được dùng mâm như người lớn

Các em nhỏ cũng được dùng mâm như người lớn

Phụ nữ không ngồi chung mâm với đàn ông và thường ăn sau cùng

Phụ nữ không ngồi chung mâm với đàn ông và thường ăn sau cùng

Bài-ảnh: Thanh Tuấn

Mục sở thị Tết năm cùng của người Dao quần chẹt Cẩm Bình, Cẩm Thủy

Đăng lúc: 07/10/2023 00:00:00 (GMT+7)

(NLĐO)- Cứ sau mỗi vụ mùa, khi Tết nguyên đán cận kề, đồng bào dân tộc Dao ở Thanh Hóa lại giết lợn, mổ gà để ăn Tết năm cùng - một phong tục độc đáo có từ bao đời nay.

Những ngày cận kềTết cổ truyền, nếu có dịp về các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), nơi cóđồng bào dân tộcDao sinh sống, chúng ta sẽ được sống trong không khí ngập tràn sức xuân, ngất ngây trong men rượu ngô ngày Tết năm cùng - một trong những ngày lễ, phong tục quan trọng nhất của đồng bào Dao quần chẹt.

Tết năm cùng là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Tết năm cùng là một nét phong tục độc đáo và quan trọng nhất trong năm của người Dao quần chẹt ở Thanh Hóa

Cả làng cùng làm Tết

Theo lịch sử phát triển và hình thành của cộng đồng dân tộc tỉnh Thanh Hóa thìngười Daoquần chẹt di cư từ các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh… vào tỉnh này hơn 100 năm trước. Họ thường sống du canh, du cư trên các đỉnh núi cao. Tuy nhiên, được sự vận động của chính quyền địa phương, người Dao đã xuống núi định cư ổn định và sinh sống hòa đồng cùng với nhiều dân tộc bản địa khác.

Người Dao có rất nhiều các phong tục độc đáo như tục cấp sắc, Tết năm cùng… Trong đó, Tết năm cùng được xem là một nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện tình cảm gắn bó của anh em trong dòng họ vàtình đoàn kếtcủa cộng đồng người Dao.

Theo phong tục, từ đầu tháng 12 Âm lịch trở đi, đồng bào người Dao sẽ mổ lợn, giết gà, ngan để ăn Tết năm cùng. Ông Dương Hồng Lượng, Trưởng thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), cho biết tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để tổ chức một cái Tết to, nhỏ khác nhau. “Đây là dịp để anh em họ hàng tập trung nhau lại để góp cỗ làm Tết, nhà ai có gì góp nấy, nhưng quan trọng nhất là nhà trưởng họ. Từ đầu tháng 9 Âm lịch, trưởng họ phải chuẩn bị gạo nếp ngon, nuôi lợn, nuôi gà để cuối năm khao cả họ. Nếu năm nào họ hàng và bạn bè đến đông thì Tết được xem là đầm ấm, đông vui”- ông Lượng chia sẻ.

Trong lễ Tết năm cùng, có 3 món ăn không thể thiếu trong mâm cơm là thịt lợn, gà và bánh dày. Lợn phải mổ nguyên cả con, đầu lợn được dùng để làm lễ cúng, phần còn lại được chế biến thành các món ăn. Tùy vào điều kiện và vị thế (chức sắc) của gia đình, dòng họ để làm Tết to hay nhỏ, vì người càng có chức sắc trong làng thì ngoài mời anh em dòng họ đến ăn Tết còn phải mời cả làng tới chung vui cùng gia đình.

Để mổ lợn, từ sáng sớm, những thanh niên khoẻ mạnh, nhiệt tình trong dòng họ đều được trưởng họ huy động đến để đi bắt lợn, mổ lợn và tham gia vào việc giã bánh dày. Bánh dày được làm từ gạo nếp đồ thành xôi chín, sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn rồi sau đó nặn thành từng chiếc bánh tròn vừa ăn.

Ông Dương Kim Khoa (thôn Bình Sơn, xã Cẩm Bình) cho biết cũng như mọi năm, năm nay gia đình cũng chọn được ngày đẹp và mời thấy cúng đến làmlễ Tếtcho gia đình. “Năm nay gia đình cũng mổ 1 con lợn 1 tạ để báo công với trời đất, ông bà ông vải và cho bà con biết trong năm qua gia đình làm ăn thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để con cháu đi làm ăn xa về được đoàn tụ, là dịp để anh họ hàng, làng xóm thắt chặt tình đoàn kết”- ông Khoa chia sẻ.

Làm Tết phụ thuộc… thầy cúng

Theo các cụ cao tuổi thôn Bình Sơn, để tổ chứcTết năm cùng, người dân trong làng phải gặp thầy cúng (thầy mo) để xin ngày và trong lễ cúng bắt buộc phải có 3 thầy mo thì gia đình mới làm Tết năm cùng được. Việc làm Tết diễn ra rải rác từ ngày mừng 1 cho đến ngày 26 - 27 tháng 12 Âm lịch. “Để làm được Tết năm cùng, gia đình đó phải có bàn thờ tổ và bàn thờ con. Bàn thờ tổ thường những người cao tuổi và có chức sắc trong dòng họ, bàn thờ nhỏ là gia đình có vị thế trong họ và là con trai. Trong ngày Tết năm cùng, nếu ai không có 2 bàn thờ trên thì không được làm Tết mà phải góp về dòng họ có bàn thờ tổ để cùng ăn Tết” - trưởng thôn Bình Sơn cho biết.

Cũng theo vị trưởng thôn, hiện trong làng có 27 nhà thờ tổ và 6 nhà thờ con. Mỗi gia đình, dòng họ sẽ làm Tết 1 ngày (nhiều lắm 2 gia đình) nên ở Bình Sơn khoảng 1 tháng trướcTết nguyên đán,ngày nào cũng có người làm Tết năm cùng.

Ông Bàn Hồng Nguyên (68 tuổi), là người có hơn 20 năm làm nghề thầy mo, cho biết Tết năm cùng có từ lâu rồi, ông không biết từ đời nào nhưng ngày nhỏ đã thấy bố mẹ làm Tết mời dòng họ, làng xóm. “Để làm Tết phải xin ngày, khi thầy cúng đồng ý ngày nào thì gia đình làm Tết phải chuẩn sẵn mọi thứ. Tết này bắt buộc phải có 3 thầy cúng. Khi lễ vật được bày trước bàn thờ gia tiên, 3 thầy cúng sẽ ngồi vào 3 bàn thờ để cúng. Bài cúng chủ yếu thông báo cho gia tiên, ông Tam đại và ông bà ông vải biết được 1 năm qua làm ăn thế nào và cầu cho năm mới làm ăn được thuận lợi, bình an” - ông Nguyên nói.

Cũng theo ông Nguyên thìthầy cúngcó chức sắc nhất đứng trước bàn thờ tổ cầm “gậy thần” và một cành lá tươi, đại diện cho gia chủ báo cáo một năm lao động và xin gia tiên phù hộ cho một năm mới làm ăn mưa thuận gió hòa. Sau khi cành lá được thầy cúng cắm ra trước cửa thì lần lượt các thầy cúng khác kế tiếp nhau vào làm lễ với thời gian dài từ 1 tiếng rưỡi hoặc 2 giờ đồng hồ.

Lễ vật sau khi cúng xong sẽ được chia đều rồi bày lên lá chuối tươi để cả dòng họ, làng xóm cùng ăn Tết. Khi mâm cỗ được bày ra, người lớn tuổi có chức sắc cao nhất trong họ, trong làng sẽ ngồi mâm trên và được phép ăn trước. Trong mâm cỗ, có 1 món canh không thể thiếu, đó là món canh được làm từ cây chuối non, thái mỏng, băm vừa phải sau đó bóp với muối rồi dùng nước luộc thịt đang còn nóng đổ vào để làm canh. Món này ăn kèm với thịt luộc vừa bùi, vừa ngon ngọt mà chẳng ở đâu có.

Điều đặc biệt trong cái Tết năm cùng của người Dao là không ai ép nhau uống rượu, ai uống được thì uống, không uống được thì ăn cơm nên trong ngày Tết của đồng bào này rất ít khi có người say rượu. Tết vì thế luôn diễn ra đầm ấm, hạnh phúc từ đời này qua đời khác.

Công đoạn đầu tiên là chọn 1 con lợn to, béo để mổ thịt

Công đoạn đầu tiên là chọn 1 con lợn to, béo để mổ thịt

Đầu lợn sẽ được luộc chín dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên, thần linh

Đầu lợn sẽ được luộc chín dâng lên bàn thờ để cúng tổ tiên, thần linh

Gà cũng là đồ lễ không thể thiếu trong ngày Tết năm cùng

Gà cũng là đồ lễ không thể thiếu trong ngày Tết năm cùng

Tiếp đến là món bánh dày

Tiếp đến là món bánh dày

Bánh dày được làm từ gạo nếp ngon, đồ chín...

Bánh dày được làm từ gạo nếp ngon, đồ chín...

https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/684/2017/img-9123-1485068179184.jpg

...sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn để làm bánh

...sau đó cho vào cối đá giã nhuyễn để làm bánh

Sau khi đầu lợn và gà đã được luộc chín sẽ bày lên bàn thờ để các thầy cúng bắt đầy lễ cúng báo công với thần linh, tiên tổ

Sau khi đầu lợn và gà đã được luộc chín sẽ bày lên bàn thờ để các thầy cúng bắt đầy lễ cúng báo công với thần linh, tiên tổ

Phần còn lại của con lợn sẽ được chế biến thành các món ăn khác nhauPhần còn lại của con lợn sẽ được chế biến thành các món ăn khác nhau

Sau đó, từng món ăn khác nhau được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn những tàu lá chuối

Sau đó, từng món ăn khác nhau được bày chung hết vào mâm đã lót sẵn những tàu lá chuối

Khi lễ cúng xong, cỗ sẽ được bày ra. Những người cao tuổi, có chức sắc trong họ, trong làng sẽ được ngồi mâm trên và ăn trước

Khi lễ cúng xong, cỗ sẽ được bày ra. Những người cao tuổi, có chức sắc trong họ, trong làng sẽ được ngồi mâm trên và ăn trước

Tiếp đến là những người đàn ông trong gia đình, dòng họ, xóm làng. Tết năm cùng của người Dao nếu càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

Tiếp đến là những người đàn ông trong gia đình, dòng họ, xóm làng. Tết năm cùng của người Dao nếu càng đông khách tới dự, chung vui thì năm đó Tết càng có nhiều may mắn

Các em nhỏ cũng được dùng mâm như người lớn

Các em nhỏ cũng được dùng mâm như người lớn

Phụ nữ không ngồi chung mâm với đàn ông và thường ăn sau cùng

Phụ nữ không ngồi chung mâm với đàn ông và thường ăn sau cùng

Bài-ảnh: Thanh Tuấn